Reader
Trang Đầu | Mục Lục | Ngược Lại

Sứ Điệp Tân Ước





Viện Thần Học Việt Nam
Westminster, California

LỜI MỞ ĐẦU

Chủ đề Sứ Điệp Tân Ước nêu lên trước tiên một câu hỏi và dẫn đến một câu hỏi khác. Câu hỏi đặt ra trước tiên là: "Tân ước là gì" và câu hỏi theo sau là "có một sứ điệp Tân Ước không?"

Tân ước là gì? Đối với Cơ Đốc nhân, Tân Ước là phần thứ hai của Kinh Thánh, "Lời của Đức Chúa Trời được ghi chép." Phần thứ nhất dài hơn gọi là Cựu Ước, cũng là Thánh Kinh của người Do Thái. Sự phân chia nầy căn cứ trên tín lý giao ước mới dự ngôn trong Giê-rê-mi 31: 31-34 trội hơn giao ước cũ Đức Chúa Trời đã lập với dân Ngài khi Ngài đem họ ra khỏi Ai Cập trong thời Môi-se, và nhận thức trong thể chế mới (new oder) do Chúa Giê-xu thiết lập tín lý được bảo đảm bởi chính lời của Chúa Giê-xu phán các môn đồ trong bữa tiệc chia ly (Last Supper) khi Ngài nói đến "giao ước bằng máu" sẽ đổ ra cho nhiều người. (Mác 14: 24). Như vậy các sách Cựu Ước là những sách ghi chép sự mặc khải tiệm tiến (progressive relevation) của chính Đức Chúa Trời về Ngài dưới thể chế cũ (old order), còn các sách Tân Ước ghi chép sự mặc khải được định rõ (definite relevation) của Ngài trong Đấng Christ.

Nói theo ngôn ngữ lịch sử, Tân Ước gồm tất cả những văn bản chứa đựng những lời tuyên bố hợp lý được coi là tài liệu căn bản hay nguồn cung cấp chính yếu cho đức tin Cơ Đốc. Tân Ước viết ra bởi mười hay mười hai tác giả khác nhau trong vòng một thế kỷ từ thời Chúa Giê-xu. Một số sách quan trọng nhất của Tân Ước được viết trong cùng một thời kỳ. Năm trong số hai mươi bảy (bốn sách Phúc Âm và sách Công Vụ các sứ đồ) sách được viết theo thể ký sự (narrative form), hai mươi bốn thư tín và một sách tiên tri--Khải Huyền. Những tác giả khác nhau không hội ý để viết (dù đôi khi chúng ta có thể tìm thấy sắc thái lệ thuộc lẫn nhau), như Phúc Âm Ma-thi-ơ và Lu-ca liên hệ với Phúc Âm Mác hay II Phi-e-rơ 3: 15 biết đến các thư tín Phao-lô nhưng họ viết  nhằm thỏa đáp một trong những nhu cầu khác nhau tại địa phương, trong đời sống và trong sự làm chứng của Cơ Đốc nhân. Mãi đến thế kỷ thứ hai người ta mới thu thập các văn bản này thành một bộ và đến hậu bán thế kỷ thứ tư Tân Ước mới được điển chế với hai mươi bảy sách.

Có một sứ điệp Tân Ước không? Phải chăng sứ điệp liên hệ của các sách và những tác giả khác nhau có cùng một cốt lõi khả dĩ để chúng ta kết luận Tân Ước có một sứ điệp chung? Người ta thường đặt nghi vấn không biết Tân Ước có một sứ điệp như vậy không. Một số độc giả nhận thấy sự khác biệt trong quan điểm được trình bày trong Tân Ước nên cho rằng Tân Ước có nhiều sứ điệp khác nhau. Những người khác đọc Tân Ước theo một cái nhìn có định hướng và không thấy có sự khác biệt nào cả. Chúng ta thừa nhận sự khác biệt  nhưng đó là sự khác biệt trong cái đồng nhất. Chỉ cần đọc lướt qua các sách tân ước chúng ta cũng nhìn thấy các sách ấy đồng nhất trong sự làm chứng Giê-xu Chí Tôn là Chúa. Chúng ta có thể dựa trên đặc điểm nầy để nói về sứ điệp Tân Ước.

Nếu chúng ta có thể nói về sứ điệp Tân Ước theo ý nghĩa nầy thì chúng ta phải làm thế nào để trình bày Tân Ước một cách thỏa đáng nhất? Chúng ta có thể nêu ra từng khía cạnh của sứ điệp và khai triển nó theo chủ đề. Hay trước hết chúng ta có thể nhắm vào bối cảnh của bản văn để thấy được những giai đoạn Chúa Giê-xu thi hành chức vụ và những tài liệu ghi chép đầu tiên được lưu tồn. Sau đó chúng ta sẽ khám phá đầy đủ hơnvề lời tuyên bố hay dạy dỗ d0ó theo thứ tự thời gian của bản văn—tức theo phương pháp truyền thống lịch sữ (tradio-historical). Phương pháp chúng ta sẽ thực hiện cho sách nầy là nhắm vào từng sách hay từng loại sách và tìm xem sứ điệp của chúng là gì, sau đó chúng ta có thể nhìn thấy sự đóng góp cụ thể của chúng vào sứ điệp chung. Chúng ta sẽ khảo cứu theo thứ tự lịch sử nhưng cũng cần phải thích ứng. Những bản văn có thể xác định ngày tháng đầu tiên là các thư tín của Phao-lô . Tuy nhiên những thư nầy bao hàm một số hiểu biết về câu chuyện Chuas Giê-xu. Mặc dầu không có ký thuật nào về câu chuyện đó (bốn sách Phúc Âm) có thể xác định thời gian trước cacs thư tín Phao-lô, việc nghiên cứu sách cổ nhất của sách Phúc Âm: sách Mác và tìm hiểu sứ điệp sách đó trước tiên là việc làm thiết thực.

  1. NGƯỜI NÀY LÀ CON THƯỢNG ĐẾ - SỨ ĐIỆP PHÚC ÂM MÁC
  2. THƯỢNG ĐẾ ĐẤNG XƯNG CÔNG BÌNH - SỨ ĐIỆP CỦA CÁC THƯ TÍN ĐẦU TIÊN CỦA PHAO-LÔ
  3. MỤC ĐÍCH ĐỜI ĐỜI - SỨ ĐIỆP THƠ CÔ-LÔ-SE VÀ Ê-PHÊ-SÔ
  4. ĐỨNG TRÊN NỀN TẢNG VỮNG CHẮC CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI - SỨ ĐIỆP CÁC THƯ MỤC VỤ
  5. NIỀM TIN CHO THẾ GIỚI - SỨ ĐIỆP LU-CA VÀ CÔNG VỤ
  6. CHÚA CỨU THẾ GIÊ-XU LÀ THẦY - SỨ ĐIỆP PHÚC ÂM MA-THI-Ơ
  7. KIÊN TRÌ TIẾN BƯỚC - SỨ ĐIỆP SÁCH HÊ-BƠ-RƠ
  8. ĐÂY LÀ SỰ CHIẾN THẮNG - SỨ ĐIỆP SÁCH KHẢI HUYỀN
  9. HỘI THÁNH TRONG TH Ế GIAN - SỨ ĐIỆP CÁC THƯ TỔNG QUÁT
  10. NGÔI LỜI TRỞ NÊN XÁC THỊT - SỨ ĐIỆP PHÚC ÂM GIĂNG

(c) 2004-2009 VietChristian.com and its software. All rights reserved


Top