Reader
Trang Đầu | Mục Lục | << Bài 1 | Bài 3 >>

Bài 2

NỀN TẢNG KINH THÁNH

A.   GIÁO DỤC TRONG CỰU ƯỚC

Hội thánh đã thừa hưởng nhiều gia sản Do Thái giáo. Hội Thánh thời Tân Ước được thành lập từ người Do Thái. Những giáo sư Cơ Đốc Giáo đầu tiên là người Do Thái. Hình thức thờ phượng của Hội Thánh đầu tiên theo khuôn mẫu các nhà hội. Hội Thánh thời Tân Ước nhận lấy trách nhiệm huấn luyện các tín đồ trong cùng một cách thức họ đã được huấn luyện

Trong Y-sơ-ra-ên thời cổ nền giáo dục có những mục đích, nội dung và phương phá đặc biệt. Tuổi tác và khả năng của mọi lứa tuổi đều được cân nhắc. Chương trình giáo dục của Y-sơ-ra-ên có chứa đựng 4 yếu tố cơ bản: đặc tính của học viên, mục tiêu giáo dục, nội dung phương pháp giảng dạy. Để đạt thành quả bất cứ chương trình giáo dục nào cũng cần phải kết hợp 4 yếu tố căn bản trên. Sau đây chúng ta sẽ tập trung vào 3 yếu tố sau của chương trình giáo dục trong Y-sơ-ra-ên xưa

I. Mục tiêu

1.     Nhắc nhở. Mục tiêu đầu tiên của giáo dục là nhằm nhắc nhở dân chúng mối liên hệ của Y-sơ-ra-ên với Đức Chúa Trời và những điều Ngài làm cho dân ngài trong quá khứ. Y-sơ-ra-ên là dân riêng của Đức Chúa Trời, cho nên việc dạy dỗ các thế hệ đặc biệt giữa Đức Chúa Trời và dân tộc Y-sơ-ra-ên như thế sẽ không nhận được phước hạnh nơi Ngài

2.     Giáo dục đạo đức. Mục tiêu quan trọng thứ hai của việc giáo dục là dạy dỗ luân lý , đạo đức. Sự dạy dỗ này nhằm hướng dẫn nếp sống tin kính Đức Chúa Trời để nhận được phước hạnh từ nơi Ngài. Apraham đã dạy dỗ con cái của ông làm điều công bình và ngay thẳng (Sáng 18:19). Sự công bình và ngay thẳng là hai mặt của bản tánh Đức Chúa Trời, chúng thường được nhắc đến trong cả Cựu và Tân Ước. Khi chúng ta làm điềucông bình và ngay thẳng và dạy người khác cũng làm như vậy, chúng ta đang bước theo khuôn mẫu của Chúa. Đây là nội dungcủa sự giáo dục đạo đức. Yù nghĩa này được trình bày rõ ràng nhất trong Lê-vi-ký 19:2 "Hãy truyền cho cả hội chúng Y-sơ-ra-ên rằng: "Hãy nên thánh vì ta Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi là thánh.”

II. Nội dung

Như chúng ta đã thấy, sự dạy dỗ hướngdẫn đời sống tin kính trong sinh hoạt cá nhân cũng như cộng đồng gắn liền với sự thánh khiết của Đức Chúa Trời. Điều đó giải thích tại saonội dung của giáo dục là học về Đức Chúa Trời và mối liên hệ giữa Ngài với Y-sơ-ra-ên. Trong Cựu Ước cũng như trong Tân Ước, việc giáo dục không những nhấn mạnh mối liên hệ của con dân Chúa với Ngài nhưng còn nhấn mạnhđến mối liên hệ giữa con người với nhau.

III. Phương pháp

Giáo dục cho người trưởng thành: Chúng ta cần nhớ rằng toàn bộ Cựu Ước đã được viết ra nhắm đến người trưởng thành. Trước hết, Đức Chúa Trời chính là người dạy dỗ. Ngài tự khải thị chính mình. Điều đó có nghĩa là ngài dạy chúng ta biết Ngài là ai. Ngài cũng cho chúng ta biết chúng ta là ai. Ngài dạy chúng ta về mối liên hệ giữa Ngài và chúng ta , giữa chúng ta với Ngài, cũng như cách thức thờ phượng và phụng sự Ngài. Đức Chúa trời đã có những mục tiêu và phương pháp cụ thể. Khi ban bố Luật Pháp, Ngài đã dũng những lời lẽ rất mạnh mẽ và có thẩm quyền. Khói và lửa tại núi Sinai đã khiến dân chúng phải tập chung chú y. nó tạo nên ấn tượng cho một biến cố quan trọng. Sự ban bố và tuân giữ Luật Pháp là cách thức căn bản để dân tộc Y-sơ-ra-ên bày tỏ đức tin của họ nơi Đức Chúa Trời . tuy nhiên luật pháp chỉ là một phần trong chương trình giáo dục toàn diện của Ngài (Xuất 19:18-19; 20:1-21).

Trong thời Cựu Ước, mọi khía cạnh của đời sống đều có ý nghĩa giáo dục. Người ta học tập qua việc xã hội hoá, tức là quá trình học tập để sống trong xã hội. Y-sơ-ra-ên cổ là một quốc gia theo chế độ thần quyền nên chính Đức Chúa trời là đấng cai trị cả dân tộc. Luật pháp, cách ứng xử trong xãõ hội, trong gia đình và đời sống cá nhân tự bản chất đều có ý nghĩa tôn giáo (Phục 4:9; Xuất 34:23). Cả xã hội được kiến tạo để dạy dỗ và giữ gìn những yếu tố nhắc nhở đức tin của họ. Kiểu mẫu của đền tạm cũng như các dụng cụ dùng thờ phượng, y phục của các thầy tế lễ, tất cả đều có ý nghĩa tôn giáo . Ngay cả cách thức dân chúng tụ họp chung quanh đền tạm cũng bày tỏ ý nghĩa Đức Chúa Trời hiện diện ở giữa họ . toàn dân thường nhóm lại nhiều lần trong năm để được dạy dỗ kỹ lưỡng về Luật Pháp. Mọi người đều tham dự vào công tác giáo dục. Các thầy tế lễ và trưởng lão dạy dỗ dân chúng. Bậc cha mẹ dạy dỗ con cái (Phục 31:9-13). Ngay cả các hoàng đế cũng đã dẫn đầu đoàn dân Y-sơ-ra-ên trong việc ca hát và thờ phượng trong một số buổi lễ. Nhiệm vụ căn bản của các tiên tri là giảng dạy . chẳng hạn Ê-xơ-rơ đã dạy dỗ dân chúng trong nhiều ngày. Ôâng đã phiên dịch lời Đức Chúa Trời ra ngôn ngữ đương thời cho dân chúng hiểu (Nê-hê-mi 8:18).

Chương trình gióa dục của Y-sơ-ra-ên có một nội dung căn bản được lặp đi lặp lại. Mục đích chính yếu của Đức Chúa Trời nhằm tạo một dân tộc hoàn thiện, biết tôn kính và phụng sự chỉ một mình Ngài.

1. Giáo dục trẻ con trong gia đình

trong việc gióa dục trẻ con, ngoài mười điều răn , phân đoạn Kinh Thánh quan trọng dối với Y-sơ-ra-ên thời cổ là Phục 6:4-9. Phân đoạn Kinh thánh này được gọi là Shema vì được bắt đầu từ chữ Shema có nghĩa là "Hãy nghe.” Sự dạy dỗ được coi là quý báu như chính mạng sống. "Hãy nắm chắc điều khuyên dạy, chớ buông ra; khá gìn giữ nó vì là sự sống của con” (Châm ngôn 4:13)

Shema đặt ra khuôn mẫu cho viêïc dân Y-sơ-ra-ên dạy dỗ con cái của họ. Shema nhấn mạnh tầm quan trọng của việc dạy dỗ luân lý trực tiếp qua đối thoại và vai trò của gia đình . Theo Josephus, sử gia Do Thái vào thế kỷ thứ II T.C., trẻ con bắt đầu học tập lúcø tuổi còn rất nhỏ, có lẽ ngay sau khi thôi bú (Ê-sai 28:9). Người chacó trách nhiệm dạy dỗ con trai của mình (Xuất 12:26-27, Phục 4:9, 6:7). người mẹ phải dạy dỗ con gái của mình. Việc dạy dỗ bắt đầu lúc sáng sớm ngay sau buổi bình minh. Các con trẻ học đọc và viết tiếng Hê-bơ-rơ và học thuộc lòng Kinh Thánh. Sự gióa dục trong Y-sơ-ra-ên chủ yếu có tính cách tôn giáo.

Một nguyên tắc dạy dỗ căn bản là dạy mỗi lần một chút. Trong Ê-sai 28:10 có chép: "Vì với họ phải giềng mối thêm giềng mối, giềng mối thêm giềng mối; hàng thêm hàng, hàng thêm hàng; một chút chỗ này một chút chỗ kia.” Nội dung học nhiều hay ít tuỳ theo khả năng của học trò. Phần lớn, hình thức khẩu truyền và phwong thức học thuộc lòng được áp dụng.

2. Giáo dục dân chúng trong nhà hội

Sự giáo dục chính thức trong Y-sơ-ra-ên bắt đầu với sự phát triển của nhà hội. Khi Bê-nu-cát-nết-sa phá huỷ thành Giê-ru-sa-lem và đền thờ Sa-lô-môn năm 587 T.C. và dân Y-sơ-ra-ên bị bắt qua Ba-by-lôn làm phu tù, họ thiết lập nhà hội tại Ba-by-lôn để thay thế cho việc thờ phượng và dạy dỗ. Vào thế kỷ thứ ba trước Chúa đã có hàng trăm nhà hội. Trong khắp xứ Palestin, bất cứ nơi nào có nhiều hơn mười người đàn ông Do Thái đều có thể lập một nhà hội. Ngay tại Giê-ru-sa-lem cũng có nhà hội mặc dầu ở đó đền thờ đã được xây lại.

Trong những thế kỷ trước Chúa giáng sanh, mục đích chính của các nhà hội là cung cấp nơi thờ phượng và dạy dỗ luật pháp Do Thái. Vào năm 64 S.C. một sắc luật Do Thái được thông qua kêu gọi việc thành lập các trường tiểu học này được tiến hành trong các nhà hội. Người giữ nhà hội kiêm luôn thầy giáo, các lớp học chỉ dành cho nam học sinh và phụ nữ không được phép giảng dạy (1Timôthê 2:12).

Tuy việc phát triển các nhà hội và các trường học trong các nhà hội rất quan trọng nhưng gia đình vẫn là nơi chủ yếu để dạy dỗ tôn giáo cho trẻ em. Tại gia đình việc thích nghi với cuộc sống trong xã hội và việc học tập đi đôi với nhau và bổ túc cho nhau một cách rất tự nhiên. Trong gia đình, việc học tập thường diễn ra trong những lúc thích hợp, khi trẻ em sẵn sàng để tiếp thu. Như thế chương trình giáo dục trong y-sơ-ra-ên cổ bao gồm mọi lãnh vực của đời sống, cả trong gia đình lẫn ngoài xã hội, và đều có ý nghĩa tôn giáo.

 

B. GIÁO DỤC TRONG TÂN ƯỚC

Chúng ta đã biết mục đích, nội dung và các phương pháp của việc giáo dục trong Y-xơ-ra-ên cổ. Chúng ta cũng cần nhờ rằng Chúa Giê-xu đã được sinh trưởng trong một gia đình người Do Thái. Mặc dầu các sách Phúc Aâm không nói nhiều về thời thơ ấu của Chúa Giê-xu, chúng ta vẫn có thể đoán rằng Ngài đã được dạy dỗ trong những phương cách truyền thống của người Do Thái. Những hình thức học tập bao gồm sự giáo dục thông thường trong gia đình, sự tham gia trong sinh hoạt xã hội Do Thái như việc giữ các ngày lễ đặc biệt, thăm viếng Giê-ru-sa-lem và đền thờ, lui tới nhà hội và trường học tại nhà hội. Chúng ta được biết rằng lúc 12 tuổi Chúa Giê-xu đã thông thạo Kinh Thánh Hê-bơ-rơ (Lu-ca 2:41-47). Chúng ta cũng đọc thấy rằng Chúa Giê-xu đã trưởng thành một cách bình thường, nói theo cách con người (Lu-ca 2:52) và đã có rất nhiều cơ hội để học hỏi lời Đức Chúa Trời và nhận biết các đường lối của Ngài.

Sách Ma-thi-ơ được xem là cẩm nang về giáo dục. Nội dung giáo dục trong Phúc Aâm Ma-thi-ơ nhấn mạnh đến năm điểm chính (1) Đạo đức cá nhân và xã hội và khải tượng về Nước Trời (5:1-7:27); (2) Chức vụ rao truyền Phúc Aâm (10:1-42); (3) Aån dụ về Nước Trời (13:1-52); (4) Mối tương quan với nhau trong Chúa: Tình yêu và chân lý, hoà giải và công chính (18:1-35) Thời kỳ cuối cùng (23:1-25:4).

Hội Thánh đầu tiên ngay từ đầu đã nhận thức trách nhiệm giáo dục như đã được nêu lên trong Đại Mạng Lệnh của Chúa (Mathiơ 28:19-20). Sinh hoạt của Hội Thánh đầu tiên bao gồm sự dạy dỗ của các sứ đồ, sự thông công, lễ bẻ bánh, sự cầu nguyện và việc tương trợ (Công Vụ 2:42-47). Thoạt đầu Hội Thánh được thiết lập tại Giê-ru-sa-lem và những tín đồ đầu tiên  là người Do Thái. Họ nhóm lại tại nhà riêng vào các ngày khác trong tuần. Một phần do sự bắt bớ, Cơ Đốc Giáo đã lan tràn khắp đế quốc La mã và các dân tộc ngoại bang đã trở thành tín đồ. Chẳng bao lâu số tín đồ gốc ngoại bang đã nhiều hơn số tín đồ gốc Do Thái. Họ vốn là những người ngoại đạo và không có quá trình giáo dục giống như người Do Thái. Họ không biết hay biết rất ít về Kinh Thánh Do Thái. Do đó Hội Thánh đã coi việc dạy dỗ những tín đồ mới này là một nhiệm vụ quan trọng.

Qua hai lá thư của Phao –lô gởi cho Ti-mô-thê chúng ta thấy rất rõ tầm quan trọng củachức vụ dạy dỗ trong Hội Thánh. Phao-lô khuyên Ti-mô-thê đừng bỏ qua ơn ban cho ông (1 Ti-mô-thê 4:14), và nên nhen lại ơn của Đức Chúa Trời (II Ti-mô-thê 1:16). Ti-mô-thê đã nhận lãnh Đức Thánh Linh và bởi Đức Thánh Linh Ti-mô-thê cũng đã nhận được quyền năng đặc biệt để giảng đạo, dạy dỗ và bênh vực chân lý. Mục tiêu của Cơ Đốc Giáo Dục  là kêu gọi đến đức tin, giải thích đức tin, sống đức tin.


Top