Reader
Trang Đầu | Mục Lục | << Bài 2 | Bài 4 >>

Bài 3

NỀN TẢNG THẦN HỌC CỦA CƠ ĐỐC GIÁO DỤC

Nói cách tổng quát, thần học là môn học nghiên cứu về thế giới siêu linh và niềm tin tôn giáo. Đối với Cơ Đốc Giáo Dục, thần học (Theology:Theo =God; Logy=Study) là môn học về Đức Chúa Trời căn cứ trên sự mặc khải của Ngài qua thiên nhiên, qua Kinh Thánh, qua Chúa Giê-xu với sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh. Thần học Cơ Đốc Giáo có 4 đặc điểm:

1.     Chấp nhận thẩm quyền tuyệt đối của Kinh Thánh

2.     Đức Chúa Trời trong mối tương quan với con người

3.     Công tác cứu chuộc của Chúa Cứu Thế Giê-xu

4.     Đáp ứng của cá nhân tín hữu với Chúa Cứu Thế Giê-xu.

Thần học là nội dung của Cơ Đốc Giáo Dục  và Cơ Đốc Giáo Dục  là lãnh vực thực hành của thần học. Cơ Đốc Giáo Dục  đặt nền tảng trên những nguyên tắc thần học sau đây:

1.     SỰ THỰC HỮU CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI

Một số triết gia đã nghi ngờ sự hiện hữu của mọi vật. Họ không biết chắc là có Thượng Đế hay không; họ không rõ là thế giới có thực hữu không; họ không chắc rằng họ đang sống. Đối với họ cuộc sống chỉ là một ảo giác, hay một giấc mơ.

Kinh Thánh không hề nỗ lực chứng minh sự hiện hữu của Thượng Đế. Sự hiện hữu của ngài được  mặc nhiên chấp nhận. Một trong những đặc tính của Thượng Đế là sự trường tồn của Ngài. Chúa phán với Môise từ trong bụi gai đang cháy: "Ta là Đấng Tự Hữu. Hằng Hữu”. (Xuất 3:14). Ta là Đấng Vĩnh Cửu. Ta không có khởi đầu và không có kết thúc. Đó là điều Chúa phản bảo Môise. Cả sáng 1:1 và Giăng 1:1 đều mặc khải nhiên chấp nhận sự hiện hữu và thực tại của Thượng Đế. Nền giáo dục Cơ Đốc phải đặt nền tảng vững vàng trên sự thực hữu của Thượng Đế như người mù được chữa lành đã từng tuyên bố "Tôi chỉ biết một điều là tôi đã mù mà bây giờ lại sáng” (Giăng 9:25). Chúng ta biết Thượng Đế thực hữu không phải bởi vì chúng ta có thể chứng minh sự hiện hữu của Ngài, nhưng bởi vì Ngài đã biến đổi bao cuộc đời.

Thực tại vĩnh cửu là gì? Khi mọi chuyện đều sụp đổ, khi mọi người đều qua đi thì cái gì còn tồn tại? Sứ đồ Phi-e-rơ trả lời cho câu hỏi này như sau: "Lạy Chúa, chúng tôi đi theo ai? Chúa có những lời của sự sống đời đời” (Giăng 6: 68). Câu trả lời của Hội Thánh cho câu hỏi về thực tại vĩnh cửu cũng giống như câu trả lời của Kinh Thánh là bắt đầu bằng sự sáng tạo của Thượng Đế Đấng là nguyên thuỷ và nền tảng của mọi tạo vật (Cô-lô-se 1: 16-17; Công vụ 17: 24-28).

 

2. CON NGƯỜI NHẬN BIẾT CHÂN LÝ NHỜ MẠC KHẢI

Làm thế nào để con người có thể nhận biết Thượng Đế? Làm thể nào con người có thêû biết các chân lý về Thượng Đế? Đức Chúa Trời là Thần và chưa ai thấy Thượng Đế thì làm sao con người có thể hiểu biết về Thượng Đế được? Câu trả lời là không, trừ phi Thượng Đế tự mặc khải chính Ngài. Ở đây chúng ta khám phá thấy một đặc điểm nổi bật của Thượng Đế đó là không những Ngài là Đấng Tự Hữu Hằng Hữu (vĩnh hằng) mà Ngài còn là Đấng tự mặc khải. Thượng Đế đã không ngừng mặc khải chính Ngài cho nhân loại.

Đức Chúa Trời đã tự mặc khải Ngài qua thiên nhiên (Các từng trời rao truyền sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, Thi 19:1; Rô-ma 1:18-21), qua Môi-se, các tiên tri và qua Chuas Giê-xu Christ. Nếu Thượng Đế không tự mặc khải chính Ngài bằng những phương cách như thế thì chúng ta không thể biết về Ngài (Giăng 1:1-2; 14). Sự mặc khải này được ghi lại trong Kinh Thánh. Chính Đức Chúa Trời đã thiết lập phương thức ghi chép và bảo tồn Kinh Thánh. Giả như Ngài đã không làm như vậy thì đã không có gì lưu lại cho các thế hệ tương lai là những người không được chứng kiến các biến cố trong Kinh Thánh. Chúng ta tìm thấy trong Kinh Thánh những ký thuật có kèm theo sự giải thích. Thượng Đế quan tâm để những ý nghĩa của các biến cố cũng được chép vào Kinh Thánh. Kinh Thánh là nền tảng đúng đắn và đáng tin cậy duy nhất qua đó con người có được những mặc khải của Thượng Đế. Do đó chỉ Kinh Thánh mới có thể đem đến cho con người sự hiểu biết và chân lý về Thượng Đế. Nền giáo dục Cơ Đốc phải nhấn mạnh lẽ thật này. Chính Kinh Thánh cũng đề cập mục đích và thẩm quyền của Lời Chúa. Kinh Thánh nhấn mạnh Lời Chúa là chân lý, các trước giả của Kinh Thánh được hà hơi bởi Thánh Linh, Kinh Thánh là toàn vẹn và chúng ta không thể thêm hoặc bớt điều gì, Kinh Thánh có ích cho việc dạy dỗ, bẻ trách sửa trị, dạy người trong sự công bình (Giăng 17:17, II Ti-mô-thê 3:16-17, Khải 22:18-19, I Phi-e-rơ 1: 20-21, Ma-thi-ơ: 17-18).

 

3. NHÂN LOẠI MANG HÌNH ẢNH THƯỢNG ĐẾ

Kinh Thánh cho chúng ta biết về Thượng Đế và cũng cho chúng ta biết về con người. Kinh Thánh chép rằng loài người đã được dựng nên theo hình ảnh của Thượng Đế (Sáng 1:26) và loài người có khả năng tương giao với Thượng Đế. Loài người đã được dựng nên như một hữu thể thuộc linh có khả năng thông công với Đức Chúa  Trời. Không có một tạo vật nào khác được dựng nên như vậy. Con người hoàn toàn khác biệt một cách độc đáo với thế giới loài vật.

Bởi vì mối tương giao giữa A-đam và Đức Chúa Trời đã bị cắt đứt do tội lỗi, loài người hiện sống trong tình trạng thù nghịch với Thượng Đế và xa cách Ngài. Loài người không thể phục hồi lại mối liên hệ với Thượng Đế. Kinh Thánh chép rằng sự công bình của chúng ta chỉ là một cái nhớp trước mặt Đức Chúa Trời (Ê-sai 64:6; Rô-ma 3;23). Thượng Đế đã ban cho một phương cách để phục hồi mối liên hệ giữa nhân loại với chính Ngài. Phương cách đó là sự chết của Đấng Christ trên thập tự giá (1 Cô-rinh-tô) 15:22). Chương trình giáo dục của Hội Thánh không được rời khỏi quan niệm con người vốn có bản chất thuộc linh. Bởi vì Đấng Christ đã chịu chết cho mọi người nên mỗi người đều có khả năng trở thành con cái của Thượng Đế. Con Đức Chúa Trời đã trở thành Con loài người để con cái loài người có thể trở thành con cái Đức Chúa Trời.

 

4. NHỮNG GIÁ TRỊ TRƯỜNG CỬU

          Chương trình giáo dục của Hội Thánh phải đề cao các giá trị thuộc linh và trường Cửu. Bậc thang giá trị của thế giới này được thiết lập trên quan niệm về sở hữu. Đối với một vài nền văn hoá thì đây là sự sỡ hữu những điều vật chất và thú vui nhất thời. Đối với các nền văn hoá khác thì đó có thể là sở hữu tôi tớ và súc vật. Chúng ta cần nhớ rằng chúng ta là những khách lảtong thế giới này (1 Phi-e-rơ 2:11). Chúng ta chỉ là những khách lữ hànhtrên đường từ trần gian về Thiên Quốc. Thế nên chúng ta không nên xét đoán theo tiêu chuẩn và giá trị của trần gian như Lót, cháu của Á-pra-ham đã làm (Sáng 13:10). Chúng ta phải quan tâm nhiều hơn đến nước của Đức Chúa Trời hơn là nước của trần gian này (Ma-thi-ơ 6:19-21, 33; Cô-lô-se 3:2). Chúng ta không thể làm tôi hai chủ (Ma-thi-ơ 6:24; Lu-ca 16:13). Chúng ta phải nhớ rằng làm bạn với thế gian là thù nghịch cùng Thượng Đế (Gia-cơ 4:4); Do đóchúng ta không được dính líu đến những công việc xấu xa của trần gian. Hãy nhớ rằng các thiên xứ đã kéo lót ra khỏi thành Sô-đôm để cứu ông khỏi dính líu sâu hơn vào những việc xấu xa của trần gian và để giải thoát mạng sống của ông. Sáng 19:15-26.

5. NHỮNG MỤC TIÊU PHẢI ĐẶT TRỌNG TÂM NƠI ĐẤNG CHRIST

          Mục tiêu là rất quan trọngvì nóac địng mục đích của các hoạt độngvà vạch ra phương hướng để chúng ta noi theo. Sự xác nhận các mục tiêu cũng có thể giúp chúng ta trong việc lượng định thàng quả. Những mục tiêu của chương trình giáo dục  của Hội Thánh là gì? Những người lãnh đạo của một Hội Thánh địa phương hay một giáo phái có thể đặt ra nhiều mục tiêu nhưng tất cả các mục tiêu phải đặt trọng tâm nơi Đấng Christ. Chẳng hạn mục tiêu của chương trình giáo dục có thể xác định đơn giản như sau:

          Mục tiêu chính yếu là giúp đỡ mọi người nhìn biết Chúa như đã được mặc khải qua Chúa Giê-su Christ, đáp ứng với Ngài bằng đức tin cá nhân, cố gắng bước theo Ngài trong tinh thần vâng phục, sống theo sự dẫn dắt và quyền năng của Đức Thánh Linh, và tăng trưởng cho tới mức trưởng thành trong Đấng Christ (Allen Clifton and Howse, The Curriculum Guide,Nashville, Tennessee: Comnvention Press, 1960, pp. 14.15)

          Một mục tiêu lớn có thể bao gồm nhiều mục tiêu cụ thể: Sự cứu rỗi, sự đầy dãy Thánh Linh, Sự thờ phượng, sự bố trí, công tác phục vụ,v.v.... Mục tiêu tối hậu vẫn không phải là khiến tín đồ trở nên trưởng thành trong đời sống tin kính và trong những phẩm chất giống Đấng Christ (Ê-phê-sô 4:11-14).

 

6.GIÁO TRÌNH ĐẶT NỀN TẢNG TRÊN KINH THÁNH

Nhu cầu cần phát triển những kiến thức về Kinh Thánh trong chương trình giáo dục của Hội Thánh là điểu  rất ràng. Điều này cạng đặc biết đúng bởi vì chúng ta đã nói Thượng Đế là thực tại vĩnh cửu, chân lý là sự mặc khải của Thượng Đế được ghi chép trong Kinh Thánh và mục tiêu giáo dục của Hội Thánh  là khiến mọi người trở nên giống Chúa Giê-xu Christ.

Cần lưu ý là kiến thức về Kinh Thánh chỉ là một phương tiệân để đạt đến một cứu cánh, chứ tự nó không phải là cứu cánh. Vì thế không nên dạy Kinh Thánh một cách máy móc, chỉ học thuộc lòng, chỉ tìm kiến thức. Kinh Thánh phải được áp dụng để giải quyết các nhu cầu và nan đề của con người. Kinh Thánh phải giúp con người nhận biết Đức Chúa Trời. Kinh Thánh cần phải giúp các học viên tăng trưởng về mặt thuộc linh. Đời sống của học viên được thay đổi ra sao từ những điều họ học quan trọng hơn là tri thức về Kinh Thánh mà thôi. Hội Thánh cần dạy cả tri thức về Kinh Thánh lẫn sự áp dụng Kinh Thánh trong những nhu cầu của con người.

 

7. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC NHẤN MẠNH SỰ GIÁO TIẾP

Như đã đề cập đến trong bài học trước, sứ điệp của Đức Chúa Trời cho dân ysơraên luôn luôn có thẩm quyền. Tuy nhiên chúng ta không được lầm lẫn giữa sứ điệp có thẩm quyền và phương pháp giảng dạy độc đoán đòi hỏi sự vâng lời mù quáng. Chính Chúa Cứu Thế vốn đầy uy quyền nhưng lại sử dụng các phương pháp nhấn mạnh sự giao tiếp và tham gia của các học viên. Điều này được thấy rõ qua nhiều cuộc  đối thoại giữa Chúa và những người khác. Cuộc đối thoại giữa Chúa và Ni-cô đem (Giăng 3) hoặc với người đàn bà  Samari (Giăng 4) là hai thí dụ điển hình.

Kenneth O. Gangel, người có thẩm quyền trong lãnh vự Cơ Đốc Giáo Dục , trong quyển Building Leaders for Church Edu-cation (Chicago, IL..: Moody Press, 1981, p. 36-37) đã đưa ra một số ý kiến về phương pháp giảng dạy trong Hội Thánh. Theo ông, phương pháp Cơ Đốc Giáo Dục  cần:

1.     Nhấn mạnh sự thích hợp,

2.     Sẵn sàng mở rộng giáo trình nếu nhu cầu đòi hỏi.

3.     Khuyến khích học viên hoạt động và tham gia

4.     Tạo nên những hứng thú khích lệ việc học

5.     Bày tỏ sự quan tâm đối với từng học viên

6.     Phát huy tinh thần sáng tạo

Phương pháp giảng dạy của Hội Thánh cần phải lệ thuộc vào quyền năng của Thánh Linh. Đức Thánh Linh vẫn tôn trọng các khả năng của con người, nhưng chính Ngài là Thần lẽ thật dẫn chúng ta vào lẽ thật, giúp chúng ta nhận biết Đức Chúa Trời và hiểu được các chân lý thuộc về Đức Chúa Trời. Chức vụ của Ngài là hướng dẫn chúng ta vào mọi lẽ thật  và giúp chúng ta nhận biết Đấng Christ để được cứu rỗi (Giăng 16:12-15). Chính vai trò của Đức Thánh Linh khiến cho phương pháp giảng dạy của Hội Thánh trở nên độc đáo.

 

8. BẦU KHÔNG KHÍ YÊU THƯƠNG.

Đặc tính tổng quát của Cơ Đốc Giáo Dục  là mối liên hệ yêu thương. Các Cơ Đốc nhân phải yêu thương nhau, nhờ đó thế gian sẽ biết rằng chúng ta là môn đồ của Chúa Giê-xu (Giăng 17). Mối liên hệ giữa các Cơ Đốc nhân phải theo gương mẫu của Chúa: "Hãy yêu thương nhau. Như ta đã yêu thương các ngươi thể nào các ngươi cũng phải yêu thương nhau như vậy” (Giăng 13:34). Tình yêu thương theo gương mẫu của Chúa là đặc điểm riêng của Cơ Đốc Giáo Dục. Những yếu tố hình thành môi trường Cơ Đốc Giáo Dục  như việc điểu khiển lớp học, sự khích lệ học viên và việc kỷ luật phải khác với bối cảnh ngoài đời vì tất cả được ràng buộc trong sợi dây yêu thương.

Trong bối cảnh ngoài đời, việc điều khiển lớp học chủ yếu là tinh thần tự chế, ngược lại trong bối cảnh Hội Thánh điểm quan trọng là sự cai trị của Đức Thánh Linh. Bởi vì con người chưa tái sinh chống nghịch lại Đức Chúa Trời nên tâm linh của họ không thể kiểm soát được. Do đó ý tưởng tự kiềm chế chỉ là nỗ lực riêng chắc chắn sẽ thất bại. Các Cơ Đốc Nhân cần được Đức Thánh Linh kiểm soát và thể hiện các bông trái của Thánh Linh trong đời sống. Phao-lô nói: "Tôi không còn sống nữa, nhưng là Đấng Christ sống trong tôi” (Ga-la-ti 2:20). Chúng ta chỉ thực sự tự chế khi chúng ta bằng lòng để Đức Thánh Linh cai trị đời sống chúng ta. Sự cai trị của Ngài đem lại tình yêu thương thiên thượng thể hiện qua mối liên hệ giữa chúng ta và người khác.

Người đời thường tìm kiếm danh vọng, của cải và danh vọng để nâng mình lên. Sự giáo dục ngoài đời thường gợi tính vị kỷ để khích lệ học viên. Ngược lại lý tưởng của Cơ Đốc giáo dục là tình yêu vô kỷ theo gương Chúa Giê-su. Nguồn khích lệ chính của Cơ Đốc giáo dục là tinh thần yêu thương phục vụ Chúa và tha nhân. Đó làđiều sẽ xảy ra khi chúng tatìm kiếm Đức Chúa Trời trước hết, khi đó ý muốn của Chúa sẽ vượt lên ý riêng của chúng ta. Chúng ta trở thành tôi tớ của Ngài, hết lòng yêu mến và phục vụ Ngài.

Đối với chúng ta, nói đến kỷ luật chỉ là nói đến sự sửa dạy và quản trị chứ không nói đến hình phạt. những giáo viên ngoài đời thường áp dụng kỷ luật để gây ảnh hưởng trên học viên khiến học viên  làm theo ý muốn của mình, đôi khi không ý thức đúng đắn về mục đích của việc kỷ luật. Hội Thánh có cái nhìn khách về vấn đề này. Hội Thánh cho rằng áp dụng kỷ luật là một hành động yêu thương. "Vì Chúa sửa phạt kẻ Ngài yêu, hễ ai mà Ngài nhận làm con thì cho roi cho vọt” (Hê-bơ-rơ 12:6). "Vì Đức Giê-hô-va yêu thương ai, thì trách phạt nấy, như một ngườicha đối cùng con trai yêu dấu mình” (Châm ngôn 3:12). Hội Thánh coi việc kỷ luật như là sự tập luyện về sự công bình: "Thật các sự sửa phạt lúc ban đầu coi như mộtcớ buồn bã, chớ không phải sự vui mừng, nhưng về sáuinh ra bông trái công bình...” (Hê-bơ-rơ 12:11). Kỷ luật chỉ nhằm đem lại lợi ích thuộclinh lâu dài của các học viên. "Nhưng về sau sanh ra bông tráicông bình và bình an cho những kẻ đã chịu luyện tập vậy” (Hê-bơ-rơ 12:11). Nên nhớ rằng thi hành kỷ luật là một hành động yêu thương và bày tỏ rằng chúng ta thật sự quan tâm đến học viên.

9. ĐẦY DÃY ĐỨC THÁNH LINH

Đức Thánh Linh phải là nguồn sức mạnh năng độngtrong đời sống của giáo viên và học viên Cơ Đốc. Theo Công Vụ 2:1-4 thì các giáo viên cần thiết phải được đầy dãy Đức Thánh Linh. Họ cũng cần thực hành các ân tứ thuộc linh (Ê-phê-sô 4:11-16;1 Cô-rinh-tô 12:1-11; Rô-ma 12:3-8). Điều cùng quan trọng là giáo viên phải sống trong tinh thần  đầu phục và thể hiện các bông trái của Thánh Linh (Ga-la-ti 5:22-26). Những giáo viên Cơ Đốc phải có mối liên hệ sống động với Chúa Cứu Thế. Họ phải sống đời thuộc linh gương mẫu. Họ phải có thể biện minh như các sứ đồ Phao-lô đã biện minh cho chức vụ của ông tại Tê-sa-lô-ni-ca "Đạo tin lành chúng tôi đã rao truyền cho anh em không những bằng lời nói thôi, lại cũng bằng quyền phép, Đức Thánh Linh và sức mạnh của sự tin quyết nữa. Vì anh em biết rõ cách chúng tôi ở giữa anh em...”(1Tê-sa-lô-ni-ca 1:5). Các giáoviên co ùthể hạn chế hành động của Đức Thánh Linh khicòn những tội lỗi giấu kín trong đời sống, khi không vâng phục Đức thánh Linh. Và như thế có thể đem lại sỉ nhục cho Tin Lành mà họ giảng dạy .

10. LƯỢNG GIÁ CĂN CỨ TRÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG THUỘC LINH

Như đã đề cập ở phần trước, mục tiêu giáo dục Cơ Đốc là sự trưởng thành trong Chúa Cứu Thế. Mục đích sau cùng là khiến các học viên đạt tới sự trưởng thành với một đời sống tin kính và đức hạnh. Mục tiêu này đương nhiên bao gồm việc đưa học viên tới chỗ tin nhận Chúa. Họ phải trở thành con cái Chúa trước khi có thể trưởng thành.

Một câu hỏi được nêu lên liên quan đến sự trưởng thành thuộc linh là làm thế nào chúng ta có thể xác định hay lượng giá được điều này? Có hai cách lượng định thành quả: theo số lượng và theo phẩm chất. Số lượng liên quan đếncác con số; phẩm chất liên quan đến chất lượng hay đặc tính chủ yếu của sự vật. Trong lãnh vực thuộc linh, phẩm chất được dùng để nói đến sự tăng trưởng (trưởng thành) của Cơ Đốc nhân.

Lượng giá thành quả của chương trình giáo dục Cơ đốc theo các con số thì dễ hơn theo phẩm chất. Chúng ta có thể tổng kết số người mới tin Chúa, và chúng ta cũng có thể tổng kết số người  tham dự trường Chúa nhật của tháng này so với cùng thời gian trong năm trước. Chúng ta cũng có thể làm như thế đối với sự dâng hiến của Hội Thánh. Khi nói về lượng định theo phẩm chất thì bức tranh sẽ có thể khác. Kenneth Gangel (Sách đã dẫn, p.39) đã đề nghị những người lãnh đạo Hội Thánh nên đặt những câu hỏi sau đây để có thể xác định mức độ trưởng thành của tín đồ.

1.   Người này có biết chân lý của phúc âm không?

2.   Người này có thấu hiểu chân lý không?

3.   Người này có thực hành chân lý không?

Chúng ta cũng có thể đặt ra những câu hỏi cụ thể hơn, chẳng hạn:

1.Người này có giải quyết các vấn đề trong cuộc sống của mình một cách đẹp lòng Chúa không?

2. Phương thức người đó giải quyết vấn đề có giống Chúa Cứu Thế không?

3. Người này có cái nhìn về cuộc đời theo tinh thần Cơ Đốc không?

4. Quan điểm về hệ thống giá trị của người này có hoàn toàn phù hợp với Kinh Thánh không?

5. Người này có liên hệ tốt với tha nhân không?

6. Đời sống người này có kết quả không?

7. Người này có thể tự nuôi dưỡng đời sống thuộc linh của mình không?

8. Người này có thể chia xẻ sứ điệp của Phúc Aâm cho người khác cách hiệu quả không?

Điểm quan trọng là những lãnh đạo của Hội Thánh cần có phương cách theo dõi sự tăng trưởng thuộc linh của tín hữu. Chúng ta cần khai triển các phương pháp lượng định mức độ trưởng thành của những người mình chăm sóc. Khi nào chúng ta biết rõ điều gì đang diễn tiếp chúng ta mới biết được mình có đạt được mục tiêu hay không, có tiến bộ hay không và có cần thay đổi điều gì không. Phương cách theo dõi sự tăng trưởng thuộc linh là một phần quan trọng trong việc soạn chương trình.

1.     Theo bạn tại sao Kinh Thánh lại dùng những chữ "khách lạ”, hay "lữ hành” để mô tả cuộc sống Cơ Đốc nhân? Hãy xác định những giá trị mà nền giáo dục Cơ Đốc phải nhấn manh.

2.     Hãy viết ra mục tiêu tổng quát cùng những mục tiêu cụ thể của bạn về chương trình giáo dục của Hội Thánh.

3.     Theo bạn, nội dung chương trình giáo dục của Hội Thánh phải như thế nào? Trong trường hợp nào Kinh Thánh được giảng dạy mà không đem lại sự thay đổi trong đời sống?

4.     Cho biết những đặc điểm của phương pháp giảng dạy của Chúa Giê-xu.

5.     Theo bạn việc điều khiển lớp học, sự khích lệ học viên và việc kỷ luật trong bối cảnh Hội Thánh khác với ngoài đời như thế nào? Tình yêu thương quan trọng như thế nào trong môi trường giáo dục của Hội Thánh?

6.     Xin giải thích tầm quan trọng của các ân tứ và bông trái Thánh Linh trong đời sống và chức vụ của giáo viên.


Top