Reader
Trang Đầu | Mục Lục | << Bài 3 | Bài 5 >>

Bài 4

CHÚA GIÊ-XU, VỊ GIÁO SƯ VĨ ĐẠI

Trong ba năm  chức vụ của Chúa Giê-xu trên đất, Ngài dùng phần lớn thời gian để giảng dạy về Nước Trời. Ngài thường xuyên chuyện trò với những người theo Ngài. Ngay cả khi Chúa từ giã đám đông Ngài vẫn dạy dỗ riêng các môn đồ của Ngài. Ngài thường xuyên giao tiếp với người khác. Chúa giảng dạy từ hừng sáng cho đến hoàng hôn. Phần lớn sự dạy dỗ của Chúa Giê-xu là ở ngoài trời, giữa chỗ công cộng. Ngài giảng cho đoàn dân đông ngồi nghe Ngài suốt nhiều ngày. Chúa chắc hẳn phải kiên nhẫn để có thể dạy dỗ nhiều người trong một thời gian dài như vậy. Những người nghe Ngài không phải  lúc nào cũng sẵn sàng tiếp thu. Đôi khi họ tỏ thái độ chống đối. Thông thường họ tỏ ra nghi ngờ. Tuy nhiên Ngài vẫn thu hút và giữ sự chú ý của những người nghe Ngài hơn bất cứ người nào.

 

A.   CHÚA GIÊ-XU, NHÀ GIÁO DỤC

I. Được công nhận

1.     Chúa Giê-xu được dân chúng xưng là Thấy (Rabbi) (Mat 26:25, 49, Mác 9:5; 11:21; 14:45; Giăng 1:38...)

2.     Các sách Phúc Aâm mô tả chức vụ Ngài là giảng dạy (Mác 4:1-2; 6:26; 8:31; 12:35...)

3.     Các môn đồ thừa nhận Chúa là Giáo sư. Chữ "môn đồ” (mathetes) có nghĩa là học trò được dùng 200 lần trong các sách Phúc Aâm

II. Có đủ tư cách và thẩm quyền

Chúa có đủ tư cách và thẩm quyền để dạy dỗ vì:

1.     Ngài là Chân Lý (Giăng 14:6)

2.     Có thẩm quyền (Math 7: 28-29)

3.     Biết Kinh Thánh (Chúa Giê-xu trích dẫn ít ra 20 sách Cựu Ước)

4.     Chúa hiểu biết con người/học trò (Math 9:4, Giăng 1:47, 2:25, 4:17-18)

5.     Ngài tin điều mình dạy (Giăng 13:13)

6.     Biết nghệ thuật dạy dỗ

7.     Quen thuộc với sinh hoạt tôn giáo: nhà Hội (Lu-ca 4:16, đền thờ (Lu-ca 2: 46-47)

Chúa có thẩm quyền và Ngài cũng ban cho chúng ta thẩm quyền của Ngài (Ma-thi-ơ 10:1). Điều này có nghĩa là chúng ta rao giảng, dạy dỗ, cầu nguyện cho người bệnh, làm báp têm, đuổi quỷ, tất cả đều nhân Danh Chúa Giê-xu nghĩa là trong thẩm quyền Ngài ban cho chúng ta (Lu-ca 9:1-2). Trong Công Vụ Các Sứ Đồ cho thấy khi "Nhân Danh Chúa Giê-xu” sẽ được giải cứu, được tha thứ tội lỗi, được chữa lành, đuổi được quỷ... (Công Vụ 2:21; 2:38; 3:16; 4:12; 4:18; 16:18)

 

III. Có chủ đích rõ rệt

1.     Nhằm đem người nghe quay lại với Đức Chúa Trời (Lu-ca 13:3, Giăng 3:3)

2.     Nhằm giúp người khác sống hài hoà với nhau (Mác 12:31)

3.     Giúp học trò (người nghe) hiểu đúng (Mat 5:48)

4.     Giúp học trò (người nghe) có niềm tin sâu sắc, tin quyết (Giăng 21:15-17)

5.     Huấn luyện để đi ra truyền bá Phúc Aâm (Math 28:19-20)

 

B.   SỨ ĐIỆP CỦA CHÚA GIÊ-XU

Trong bài trước, chúng ta đã ghi nhận rằng Chúa Giê-xu lớn lên trong bối cảnh hệ thống giáo dục Do Thái. Tuy nhiên, nếu chỉ biết bối cảnh giáo dục của Chúa Giê-xu thì chưa đủ để cắt nghĩa tính độc đáo của sứ điệp  cũng như tư cách, mục đích và các phương pháp của Ngài. Khuôn mẫu giảng dạy của Chúa Giê-xu nghiên cứu kỹ càng và Hội Thánh càng theo sát khuôn mẫu của Ngài bao nhiều thì sẽ thành công bấy nhiêu trong công tác giáo dục.

Sứ điệp và chủ đề chính mà Chúa Giê-xu giảng dạy là Nước Đức Chúa Trời (Mathiơ 4:23; 9:35; Mác 1: 14-15). Từ ngữ "Nước Đức Chúa Trời” được dùng trong những câu Kinh Thánh trên không liên quan đến vị trí địa dư nào. Từ ngữ "nước, vương quốc” nói đến sự trị vì của Chúa Cứu Thế. Chúa Giê-xu đã nói với những người  Pha-ri-si rằng "Nước Đức Chúa Trời đã đến gần các ngươi” (Ma-thi-ơ 12:28). Ngài không muốn nói rằng họ có kinh nghiệm tâm linh sâu xa với Thượng Đế, nhưng chỉ có nghĩa cụ thể là Nước Đức Chúa Trời đã đến nơi họ bởi vì họ đang đứng trước mặt vị vua của vương quốc đó.

Chúa Cứu Thế đã xuất hiện để khởi đầu vương quốc. Do đó vương quốc Đức Chúa Trời là một thực thể trong hiện tại nhưng cũng là thực thể thuộc tương lai (Lu-ca 22:16-18). Sự trị vì của Đấng Christ sẽ không hoàn toàn hiện thực cho tới khi Ngài tái lâm cùng với các thánh đồ của Ngài (1 Tê-sa-lô-ni-ca3:13) thiết lập vương quốc cuả Ngài trên khắp trái đất (Lu-ca19:12-15). Do đó vương quốc hiện nay của Ngài không phải là vương  quốc trần gian. Trong khoảng thời gian giữa sự đến lần thứ nhất và sự tái lâm của Ngài, Chúa ngự trị trong tấm lòng và đời sống của những người tin Ngài. Khoảng thời gian này cũng được gọi là thời đại của Hội Thánh. Đó là thời kỳ ân điển trong đó mối thông công thiêng liêng với Đức Chúa Trời được ban vô điều kiện cho những ai đáp ứng lại sự mời gọi của Ngài (êphêsoo 2:8-9; Khải 3:20). Công tác dạy dỗ lưỡng diện được giao cho Hội Thánh trong Đại Mạng Lệnh của Chúa Giê-xu hoàn toàn tương ứng với chủ đề chính yếu của sứ điệp mà Chúa rao giảng, đó là (1) dạy dỗ để đem người ta đến sự giao thông với Đức Chúa Trời và (2) dạy đường lối của Chúa cho những người đã có mối thông công với Đức Chúa Trời (Mathiơ 28: 19-20).

 

C. TƯ CÁCH CỦA CHÚA

Như chúng ta vừa thấy sứ điệp mà Chúa Giê-xu giảng dạy cũng chính là sứ điệp Ngài truyền cho các môn đồ phải giảng dạy (Mác 16:15). Giả như chính Chúa bước vào Hội Thánh và lớp họ của chúng ta hôm nay thì sứ điệp của Ngài cũng không khác với sứ điệp trong Kinh Thánh. Chúa Giê-xu là vị giáo sự vĩ đại mặc lấy xác thịt loài người (Giăng 1:1, 14) và đời sống và chức vụ của Ngài là tiêu chuẩn hướng dẫn chúng ta. Chính những phẩm chất (tư cách) của Chúa Giê-xu khiến Ngài trở thành vị giáo sư vĩ đại. Những phẩm chất chúng ta nói đến ở đây không nhất thiết có liên quan đến thần tánh của Ngài.

1.     Chúa Giê-xu quan tâm đến cả nhân loại. Chức vụ của Ngài bao gồm cả thế giới. Mặc dầu mối quan tâm chính của Ngài bao gồm cả thế giới. Mặc dầu mối quan tâm chính của Ngài hướng về những chiên lạc của nhà Y-sơ-ra-ên (Ma-thi-ơ 10:6) nhưng Ngài cũng nói đến "những chiên khác” (Giăng 10:16). Ngài phán: "Còn ta khi Ta đã được treo lên khỏi đất, Ta sẽ kéo mọi người đến với Ta” (Giăng 12:32). Chúng ta sẽ đi "khắp thế gian” và giảng Tin Lành cho "hết mọi người”. Điều này nhắc nhở chúng rằng học viên của chúng ta có thể là cả thế giới. Biết đâu Đức Chúa Trời sẽ lựa chọn một trong những học viên của chúng ta để trở thành nhà truyền giáo vĩ đại cho Ngài.

2.     Chúa quan tâm đến nhu cầu thuộc linh của nhân loại. Ngài biết rõ những môn sinh của Ngài. Ngài biết rõ những điều ở trong lòng con người và nhu cầu của họ (Ma-thi-ơ 9:4; Giăng 1:47; 2:25; 4:17-18; 6:61, 64) do đó Ngài không cần người khác nói cho biết điều gì. Chúng ta không cần phải nghi ngờ gì về tình trạng và nhu cầu thuộc linh thực sự của nhân loại. Con người ở khắp mọi nơi đều cần một Đấng Cứu Thế. Mọi người thuộc mọi màu da, tiếng nói, trình độ học vấn, địa vị xã hội hoặc kinh tế đều có nhu cầu thuộc linh. Chúa Giê-xu luôn luôn quan tam đến phương diện thuộc linh của bản chất con người. Trong câu chuyện giữa Chúa Giê-xu với Nicôđem (Giăng 3:1-21) và với người đàn bà Samari (Giăng 4:1-42) Ngài đã đổi hướng câu chuyện và tập trung sự chú ý đến nhu cầu thuộc linh. Với tư cách là những lãnh đạo và giáo viên trong chương trình Cơ Đốc Giáo Dục , chúng ta phải quan tâm đến nhu cầu thuộc linh của các học viên. Nếu không, việc dạy dỗ của chúng ta không khác gì việc dạy học trong các trường phổ thông.

3.     Chúa Giê-xu sử dụng Kinh Thánh. Chúa Giê-xu sử dụng Kinh Thánh nhiều hơn là chúng ta tưởng. Ngài trưng dẫn từ ít nhất là 20 sách trong Cựu Ước, có không dưới 33 câu trưng dẫn trực tiếp (chẳng hạn như Ma-thi-ơ 22:44 liên hệ với Thi Thiên 110:1). Thêm vào đó có ít nhất 45 đoạn mà trong đó chứa đựng từ ngữ giống hệt như từ ngữ trong Cựu ước (so sánh Ma-thi-ơ 5:8 với Thi Thiên 24:4-5). Tất cả những điều này cho thấy rằng Chúa Giê-xu thấm nhuần ngôn ngữ và tư tưởng của Cựu Ước đến nỗi "Cựu Ước đã hình thành nên các yếu tố của nhân cách Ngài, ảnh hưởng đến tư tưởng và lời nói của Ngài, và trở thành nguyên nhân khiến Ngài  trở nên hấp dẫn đối với người khác”. (Horne H.H., Teaching Techniques of Jesus, New York: Association Press, 1920, p.106). Sự hiểu biết Kinh Thánh của Chúa Giê-xu là một sự thách đố đối với mỗi giáo viên giảng dạy Lời Chúa. Đừng bao giờ nên nghĩ rằng chúng ta đã đưa lời Chúa cách đầy đủ vào bài học hoặc đã nhấn mạnh quá đáng việc sử dụng Kinh Thánh khi dạy dỗ. Chính Kinh Thánh giúp cho người ta khôn ngoan để được cứu bởi đức tin (II Timôthê 3:15).

4.     Chúa Giê-xu là hiện thân sống động của chân lý. Một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc giảng dạy của Chúa là đời sống gương mẫu của Ngài. Chúa Giê-xu là gương mẫu của những điều Ngài dạy. Lời giảng, đời sống và hành vi của Ngài đều đi đôi với nhau. Ngài phán cùng các môn đồ rằng: "Hãy học theo ta” (Ma-thi-ơ 11:29). Đời sống gương mẫu của Chúa Giê-xu được minh hoạ rõ nét khi Ngài dạy các môn đồ cầu nguyện, Ngài đưa ra các hướng dẫn cụ thể liên quan đến vấn đề (Lu-ca 11:1-13). Ngài dạy họ về việc cầu nguyện trước đám đông (Ma-thi-ơ 26:26; Giăng 6:11; 17:1-26) cũng như cầu nguyện riêng tư (Lu-ca 5:16; 6:12; 9:18,28; 11:1; 22:39-46). Một minh hoạ khác về gương sáng của Chúa Giê-xu là khi Ngài rửa chân cho các môn đồ (Giăng 13:1-17), Ngài đã trình bay gương mẫu về sự hạ mình qua lời nói và việc làm của Ngài. Các sách Phúc Aâm  là sự ký thuật liên tục về việc Chúa Giê-xu là hiện thân sống động của những chân lý mà Ngài giảng dạy. Đó là điều chính Chúa Giê-xu muốn nói đến khi Ngài phán: "Ta là đường đi, lẽ thật và sự sống” (Giăng 14:6). Không những lời của Ngài là chân lý, nhưng chính Ngài cũng là chân lý.

5.     Chúa Giê-xu giảng dạy có phương pháp. Chúa Giê-xu không những được đầy dẫy và hướng dẫn bởi Thánh Linh nhưng Ngài còn nắm được nghệ thuật giảng dạy. Chúng ta cần nhìn hai đặc tính này chung với nhau. Không có thầy giáo nào được Thánh Linh hướng dẫn hoàn toàn như Chúa Giê-xu, và không có ai giảng dạy đúng nguyên tắc sư phạm hơn Chúa Giê-xu. Mặc dầu Chúa Giê-xu không dạy các phương pháp sư phạm cho những môn đồ của Ngài nhưng những con cái Chúa nào để tâm tìm kiếm những chỉ dẫn về lãnh vực này trong các sách Phúc Aâm sẽ gặt hái được nhiều ích lợi. Không hề có mâu thuẫn giữa việc được Thánh Linh hướng dẫn và việc áp dụng các nguyên tắc sư phạm đúng đắn. Việc sửa soạn giáo án không hề mâu thuẫn với sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh. Hai điều  đó đi song song với nhau. Việc Chúa Giê-xu nắm vững nghệ thuật giảng dạy là một ân tứ thuộc linh hơn là chỉ áp dụng hoàn hảo cho ân tứ giảng dạy. Nếu không có ân tứ thì các nguyên tắc chỉ đơn thuần là sự khôn ngoan hay thông minh của con người. Nên nhớ rằng việc giáo dục tôn giáo chủ yếu là một công tác thuộc linh. Đây là lý do tại sao chúng ta phải nương dựa vào Đức Thánh Linh để thực hiện việc giáo dục.

 

D. MỤC TIÊU GIẢNG DẠY CỦA CHÚA GIÊ-XU

Có người nói rằng cái chết quá trẻ của Chúa Giê-xu là một điều không may mắn, nếu Ngài sống 40 hay 50 năm nữa thì có lẽ Ngài đã thực hiện được nhiều việc hơn. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng cái chết của Ngài không phải là quá sớm, nó đã được định sẵn rồi. Bởi vì Chúa Giê-xu là con người có mục đích hơn bất cứ ai khác trong trần gian này. Người đã nói về Chúa rằng Ngài hoạch định công việc của Ngài và Ngài thi hành những điều Ngài đã hoạch định.

Chức vụ của Chúa Giê-xu vị giáo sư vĩ đại đã bày tỏ quyết tâm thực hiện các mục tiêu của Ngài. Chương trình giáo dục của Hội Thánh cũng cần có mục tiêu và kế hoạch để thực hiẹn mục đích của Chúa. Một người làm vườn biết rằng có những loại cây có ích có thể tự nhiên mọc lên mà không cần gieo trồng, tuy nhiên đó chỉ là ngoại lệ chứ không phải quy luật. Quy luật là bạn chỉ gặt những điều bạn đã gieo.

Nhiều câu Kinh Thánh chứng tỏ rằng Chúa Giê-xu là một người có kế hoạch, có mục tiêu. Ngài là của lễ chuộc tội đã được Đức Chúa Trời dự bị sẵn từ buổi sáng thế (Khải Huyền 13:8). Điều này cắt nghĩa tại sao mục tiêu của Chúa Giê-xu là mục tiêu vĩnh cữu. Sự chết của Ngài trên thập tự giá là một điều bi thảm nhưng không phải là ngẫu nhiên mà là sự định trước của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã sắm sẵn điều đó trong chương trình đời đời của Ngài. Chính Chúa Giê-xu cũng đã nói trước về sự chết và sống lại của Ngài (Mác 14:58, Giăng 2:19). Ngài phán rằng "Con người cần phải bị treo lên hầu cho hễ ai tin đến Ngài đều được sự sống đời đời” (Giăng 3:14-15).

Trong Lu-ca 4:18-21, Chúa Giê-xu đã tuyên bố các mục tiêu trong chức vụ của Ngài. Ngài đến "Đặng truyền tin lành cho kẻ nghèo... để rao cho kẻ bị cầm được tha, kẻ mù được sáng, kẻ bị hà hiếp được tự do và để đồn ra năm lành của Chúa”. Theo Mác 1:14-15 Chúa Giê-xu đã đến để tuyên bố rằng vương quốc của Đức Chúa Trời đã đến giữa trần gian. Trong Lu-ca 19:9-10 chúng ta thấy mục tiêu của Con Người là "Tìm và cứu kẻ bị mất”. Nhiều khúc Kinh Thánh cho chúng ta thấy rằng mục tiêu của Chúa Giê-xu là huâùn luyện, tấn phong và sai phái các môn đồ ra đi thi hành công tác mà Ngài giao phó (Lu-ca 11:1; 24:45-47; Ma-thi-ơ 28:16-20; Giăng 14:12; 20:21). Mục đích chính yếu của Ngài là thâu họp những con chiên lạc mất của nhà Ysơraên (Ma-thi-ơ 10: 6; 15:24; 23:37-39), dầu mục đích của Ngài đối với y-sơ-ra-ên chưa phải là đã hoàn tất (Ê-xê-chi-ên 37:1-14; Xa-cha-ri 10:10-13:2; Rôma 11:25-27; Khải Huyền 7:1-8).

Vị giáo sư vĩ đại đã hoàn tất mọi việc theo kế hoạch. Ngài đã phán cùng các môn đồ: "Ta làm y theo điều Cha đã phán dạy” (Giăng 14:31). Trong suốt các thế kỷ những người đã tạo nên những thành quả lớn cho Chúa cũng đã làm việc theo kế hoạch. Họ đèu có mục tiêu rõ ràng. Chúng ta phải sống và lo làm công việc của Cha chúng ta với những mục tiêu cụ thể.

 

E. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CỦA CHÚA GIÊ-XU

Chúa Giê-xu coi các phương pháp giảng dạy là những phương tiện để đạt đến cứu cánh, chứ tự nó không phải là cứu cánh. Các phương pháp phải tuỳ thuộc vào nhu cầu của những người nghe Chúa giảng và phải nhằm hỗ trợ việc hoàn thành mục tiêu của Ngài. Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu các phương pháp Chúa Giê-xu đã sử dụng.

I. Nguyên tắc tổng quát

1.     Không áp đặt ý tưởng trên người nghe (Giăng 6:60-69)

2.     Tự môn đồ lựa chọn để cam kết theo Chúa (Mác 6:1-6)

3.     Aùp dụng trong hoàn cảnh cụ thể (contextualized)

Đặt mình trong địa vị người nghe

Người nghe là khởi điểm cho sự dạy dỗ

4.     Khuyến khích người nghe suy nghĩ (Giăng 6:60-69) Chúa không đưa ra câu trả lời có sẵn cho những vấn đề của đời sống. Aån dụ (có nhiều trình độ) có tác dụng kích thích suy nghĩ. Chúa đặt câu hỏi hoặc cho phép họ hỏi. Chúa không đưa ra câu trả lời ngay.

5.     Yêu người mình dạy (Giăng 13)

6.     Sống với điều mình dạy (Giăng 13:12-17, 35-35)

II. Nghệ thuật giảng dạy

1.     Tạo sự chú y: Nếu không tạo được sự chú ý nơi học viên, bạn sẽ có cảm tưởng lời nói của mình bay theo gió. Người ta không tiếp thu được gì nếu không lắng nghe,  và người ta chẳng bao giờ lắng nghe nếu không chú ý. Chúa Giê-xu luôn luôn thu hút sự chú ý của mọi người. Ngài đã dùng những cách thức nào để thu hút sự chú ý?

a, Ngài tạo sự chú ý bằng cách yêu cầu mọi người chú ý (Mác 4:9,24. Ngài tìm cách tạo sự chú ý bằng cách gợi chuyện, gọi đích danh, kêu gọi người nghe quan sát (hãy xem hoa huệ ngoài đồng...). Ngài sử dụng những từ ngữ như "Hãy nghe”, "Hãy lắng nghe”, "Nầy”, " Ai có tai, hãy nghe!”, "quả thật”... Những người nghiên cứu về khoa hùng biện khám phá rằng phương cách hiệu quả nhất để thu hút sự chú ý là yêu cầu thính giả chú ý: "Xin mọi người vui lòng lắng nghe”.

b, Ngài tạo sự chú ý bằng cách quan tâm đến mọi người. Chúa để ý đến những điều người khác làm, nói và nhu cầu của họ. Ngài đặt những câu hỏi cho họ (Ma-thi-ơ 16:13). Ngài gợi chuyện với họ (Giăng 4:7-9) và Ngài sử dụng ngôn ngữ cụ thể và đầy hình ảnh sáng tạo. Ngài cắt nghĩa những điều sâu nhiệm bằng những từ ngữ thông thường.

c, Ngài tạo sự chú ý bằng những sứ điệp thích thú. Ngài dạy về việc giữ ngày Sa-bát như sau: "Vì loài người mà lập ngày Sa-bát, chớ chẳng phải vì ngày Sa-bát mà dựng loài người” (Mác 2:27) về vấn đề dâng của lễ Ngài phán: "Ta muốn sự thương xót, nhưng chẳng muốn của lễ (Ma-thi-ơ 9:13). Ngài nói về tình yêu của Đức Chúa Trời khi sai Con Một của Ngài đến cứu rỗi nhân loại (Giăng 3:16).

d, Ngài thu hút người ta bởi những phép lạ Ngài thực hiện. Không có gì thu hút người ta bằng quyền năng của Đức Chúa Trời và không có gì khiến người ta chú ý hơn là những phép lạ và việc chữa lành bệnh.

e, Chúa Giê-xu thu hút người khác qua những hành động độc đáo. Ngài hoà đồng với những người thâu thuế và tội lỗi. Ngài ăn chung với họ và tiếp nhận họ. Ngài được coi là "bạn” của họ trước con mắt đầy ngạc nhiên của những thính giả đầy thành kiến. Ngài chữa bệnh cho người ta trong ngày Sa-bát và biểu họ đứng dậy vác giường đi về nhà ( Giăng 5:8-10). Ngài đuổi những người đổi tiền ra khỏi đền thờ (Mathiơ 21:12).

2.     Đặt câu hỏi và trả lời. Bốn sách Tin Lành ghi lại hơn 100 câu hỏi khác nhau mà Chúa Giê-xu đã đặt ra. Cũng có ít nhất 40 câu hỏi người ta nêu lên cho Chúa và mong đợi Ngài trả lời. Điều này cho tháy có mối giao tiếp rộng rãi giữa Chúa Giê-xu và thính giả của Ngài. Đặt câu hỏi là cách thức tốt nhất để thu hút học viên. Những câu hỏi có sức hấp dẫn sự chú ý của học viên giúp họ tham gia vào bài học và tập trung vào đề tài. Chúa Giê-xu đã xử dụng những câu hỏi để kích thích sự suy nghĩ, hướng dẫn tiến trình học tập và thúc giục người ta đáp ứng với sứ điệp của Ngài bởi vì sứ điệp đó thích hợp với họ. Cũng có nhiều câu hỏi được các cá nhân và nhóm người nên lên cho Chúa.

Chúa dùng phương pháp đặt câu hỏi, nhằm:

-         Gợi thích thú, tò mò (người ta nói Ta  là ai? Math 16:13)

-         Làm sáng tỏ ý tưởng (luật Môi-se dạy điều gì? Mác 10:3)

-         Bày tỏ tình cảm (Mác 12:34)

-         Giới thiệu hay dẫn vào một câu chuyện (Lu-ca 11:5-6)

-         Nhấn mạnh một chân lý (Mat 16:26)

-         Nhằm áp dụng lẽ thật (Lu-ca 10:36)

-         Để biết thêm dữ kiện (Mat 15:34)

-         Thiết lập mối tương quan (Ai rờ đến Ta? Lu-ca 8:45)

-         Quở trách hay bịt miệng đối phương (math 21: 25-27)

-         Lý luận (Math 6:25)

-         Để tra xét (Giăng 21:15-17)

Những câu trả lời của Chúa có thể được xếp vào những loại như sau:

a, Câu trả lời cung cấp thông tin (Giăng 13:25-26)

b, Câu trả lời sâu nhiệm (Giăng 6: 28-33)

c, Trả lời trong hình thức câu hỏi (Ma-thi-ơ 21:23-25)

d, Trả lời tuỳ thuộc vào  dụng ý của người đặt câu hỏi (Giăng 6:25-27)

e, Tiến thoái lưỡng nan (Ma-thi-ơ 21:25-27); Giăng 8:5-7)

f, Trả lời cho cả người nêu câu hỏi lẫn nội dung câu hỏi (Lu-ca 18:18-22)

g, Không tỏ tường (Lu-ca 17:37)

h, Câu trả lời không giống như người ta mong đợi (Ma-thi-ơ 22:21, 29:30)

e, Trả lời trong hình thức kể chuyện (Lu-ca 10:29-30)

j, Trả lời bằng sự im lặng (Mác 14:60)

k, Trả lời gián tiếp (Ma-thi-ơ 18:1-6)

l, Câu trả lời thực tiễn (Lu-ca 13:23-24)

3. Kể chuyện. Chúa Giê-xu rất thường kể chuyện. Những chuyện Chúa kể được gọi là ẩn dụ hay dụ ngôn. Aån dụ tức là đem so sánh những chân lý cao xa hơn. Khoảng một phần tư những lời Chúa Giê-xu phán trong Phúc Aâm Mác, và khoảng một nửa trong Phúc Aâm Lu-ca là những dụ ngôn. Từ "ẩn dụ” xuất hiện 50 lần trong các sách Phúc Aâm. Dĩ nhiên không phải mọi chuyện Chúa Giê-xu kể đều là "ẩn dụ”. Trong một vài câu chuyện Ngài đã dùng những hoàn cảnh cụ thể trong cuộc sống để làm minh hoạ (Luca 10:30).

Những chuyện kể đóng vai trò rất lớn trong việc giảng dạy. Theo C.B. Eavey, ở bất cứ độ tuổi nào nếu thầy giáo không sử dụng việc kể chuyện kể như đã bỏ mất một phương thức quan trọng nhất để trình bày chân lý (C.B. Eavey, Principles of Teach-ing  for Christian Teachers, Grand Rapids, Michigan:Zondervan, 1946, p.245).Những câu chuyện giúp minh hoạ ý tưởng. Giảng dạy mà không kể chuyện cũng giống như ngôi nhà không có cửa sổ. Những câu chuyện đem chân lý vào cuộc sống vì chúng hỗ trợ cho óc tưởng tượng. Kể chuyện tạo nên và  duy trì sự hứng thú cũng như giúp cho người ta dễ nhớ.

Aån dụ của Chúa có đặc điểm:

-         Trong tầm hiểu biết của người nghe

-         Súc tích

-         Dễ gây chú ý, thích thú

-         Có mạch lạc

-         Làm thoả mãn

Những câu chuyện Chúa Giê-xu kể không nhằm mục đích giải trí mặc dù thỉnh thoảng những người nghe có thể cảm thấy thích thú. Chúa kể chuyện nhằm bốn mục đích sau đây:

a, Một vài câu chuyện nhằm thu hút sự chú ý. Thí dụ như trong dụ ngôn về người gieo giống ở Lu-ca 8:4-8. Sau khi Chúa kể câu chuyện này các môn đồ bắt đầu hỏi ý nghĩa về câu chuyện. Câu chuyện gây chú ý, tò mò khiến người nghe muốn biết thêm.

b, Một vài câu chuyện được dùng để minh hoạ. Chúa kể câu chuyện về người â-ma-ri nhân lành để giải nghĩa chữ "người lân cận”. Qua cách đó Ngài làm cho ý nghĩa trừu tượng "người lân cận” trở thành cụ thể.  Câu chuyện nhằm soi sáng hay giải thích một lẽ thật hay một nguyên tắc đã trình bày.

c, Đôi khi bản thân câu chuyện là một bài học. Thí dụnhư những câu chuyện được ký thuật trong Lu-ca 15 (chiên đi lạc, đồng tiền bị mất, người con hoang đàng). Chân lý về Đức Chúa Trời tìm kiếm tội nhân được trực tiếp trình bày trong cả ba câu chuyện.

d, Đôi khi những câu chuyện được kể để áp dụng chân lý. Thí dụ như ẩn dụ về người xây nhà trên đá và người xây nhà trên cát (Lu-ca 6:46-49)nhằm mục đích nói lên việc làm theo lời Chúa.

Chúa Giê-xu đã sử dụng phương pháp kể chuyện rộng rãi thế nào thì chúng ta cũng nên làm như vậy.

4. Dùng phương pháp giảng thuyết. Giảng thuyết (lecture) là trình bày chân lý cách hệ thống. Chúa thường giảng trong đền thờ, nhà hội, thành phố, nhà quê, núi, biển, hồ... có khoảng 60 bài diễn thuyết được ghi trong các sách Phúc Aâm, trong đó có ba bài giảng thuyết quan trọng và nổi tiếng:

a, Bài giảng trên núi (Mat 5-7) : Dạy cho các môn đồ nhưng trong khoảng cách đoàn dân có thể nghe được (5:1; 7:28, 19). Trong bài giảng này cho thấy Chúa biết phương pháp truyền khẩu truyền thống của người Do Thái. Chúa dùng hình ảnh đồng quê (chim, hoa huệ), dùng câu hỏi lý luận (6:25) và ví dụ trong bài giảng.

b, Bài giảng trên núi Ô-li-ve (Mat 24-25): Giảng cho 12 sứ đồ để trả lời câu hỏi vể ngày cuối cùng ("Bao giờ những điều này sẽ xảy ra?”) Chúa khuyên họ thức canh cầu nguyện chờ ngày Chúa đến. Bài giảng có dùng ẩn dụ, trích Cựu ước. Không thấy ghi lại phản ứng của người nghe.

c, Bài giảng trên phòng cao (Giăng 14-16): Dạy cho 11 sứ đồ về sứ mạng họ sẽ thực hiện và công tác của Đức Thánh Linh. Bài giảng được kết luận bằng bài cầu nguyện (Giăng 17).

5. Làm gương mẫu. Chúa dạy các môn đồ cầu nguyện bằng cách đưa ra bài cầu nguyện mẫu (Lu-ca 11:1-13).  Chúa cũng làm gương cho các môn đồ bằng  đời sống cầu nguyện (Mat 26:26; Giăng 6:11,17). Chúa đã rửa chân cho các môn đồ để dạy họ về sự khiêm nhường phục vụ, làm đầy tớ lẫn nhau. (Giăng 13:1-20)

6. Học cụ. Chúa dùng những hình ảnh cụ thể như chim, hoa cỏ để dạy về sự chăm sóc của Đức Chúa Trời (Mat 6:25-31), trẻ em để dạy sự khiêm nhường (Math 18:1-6); cây và để dạy về đức tin (Math 21:18-22); đồng bạc để dạy về bổn phận và trách nhiệm của một công dân (Mác 12:13-17); đàn bà goá để dạy về động cơ dâng hiến; mùa gặt để dạy về công tác cấp bách của Nước Trời; cành nho và gốc nho bày tỏ sự cần thiết của mối liên hệ giữa người tín đồ và Chúa Giê-xu (Giăng 15:1-8); hột lúa mì để dạy về sự chết và phục sinh; người gieo giống để dạy về hột giống Đạo...

Chúa Giê-xu đã sử dụng nhiều loại học cụ được tìm thấy trong thiên nhiên, sinh hoạt  gia đình, việc buôn bán, hệ thống chánh quyền và tôn giáo. Chúa chỉ cho ta thấy rằng có vô số học cụ có thể sử dụng được, chỉ cần chúng ta có óc sáng tạo.

Việc sử dụng học cụ liên quan mật thiết với phương pháp thực hành. Nếu kết hợp việc thấy, nghe và thực hành, chúng ta sẽ tạo nên một môi trường học tập rất tốt đẹp cho học viên.

7. Thực hành. Chúa dạy để người nghe biết đúng và làm đúng. Biết đúng phải làm đúng, làm sẽ biết thêm. Sự giảng dạy của Chúa bao giờ cũng kèm theo sự thách thức (Mác 10:21) và mời gọi thựchành (Mat 7:24; Giăng 15:14). Ngày nay chúng ta gọi đó là "phương pháp thực hành”. Nhờ phương pháp thực hành Chúa Giê-xu đã khiến các môn đồ tham gia vào bài học. Ngài muốn họ trở thành những người làm theo lời Chúa chưa không phải chỉ nghe mà thôi (Ma-thi-ơ 7:24-27). Đề ra những việc phải thực hành là một cách rất hiệu quả làm cho môn đồ của Ngài thực hiện điều mình học. Tiến trình học tập được đẩy mạnh khi các học viên tham gia tích cực buổi học.

 

CÂU HỎI

1.     Chủ đề chính mà Chúa Giê-xu giảng dạy là gì? Cho biết ý nghĩa về tầm quan trọng của chủ đề này.

2.     Sự dạy dỗ của Chúa Cứu Thế bao gồm nhiều đề tài. Hãy đọc những khúc Kinh thánh sau đây và nói lên đề tài của mỗi khúc Kinh Thánh này bằng lời riêng của bạn: ma-thi-ơ 5:45; 7:11;19:17; ma-thi-ơ 6:26,30,32; Ma-thi-ơ 16:13-20; Ma-thi-ơ 19:3-12; Mác 11:22-24, Lu-ca 5:33-39; Lu-ca 7:36-50; Lu-ca 11:1-13;Lu-ca 11:14-26; Lu-ca 14:25-27; Lu-ca 24:45-47; Lu-ca24:49 và Công Vụ 1:4-5;Giăng3:14-16; Giăng 5:19-47; Giăng 12:20-26.

3.     Tại sao cần phải thu hút sự chú ý của học viên? Tại sao đôi khi việc thu hút sự chú ý của thính giả trở thành khó khăn. Bạn có thể áp dụng như thế nào những phương thức Chúa Giê-xu dùng để thu hút sự chú ý học viên?

4.     Mỗi câu hỏi trong những câu Kinh Thánh sau đây có mục đích gì? 1) Ma-thi-ơ 16:13;  2)Mác 10:3; 3) Lu-ca 11:5-6; 4) Ma-thi-ơ 12:34; 5) Ma-thi-ơ 16:26; 6) Lu-ca10;36; 7) Ma-thi-ơ 15:34; 8) Lu-ca 8:45; 9) Ma-thi-ơ 21:25-27.


Top