Reader
Trang Đầu | Mục Lục | << Bài 6 | Bài 8 >>

Bài 7

CƠ ĐỐC GIÁO DỤC CHO THIẾU NHI

Giáo dục thiếu nhi là công tác mà Kinh Thánh nhấn mạnh. Để có thể thực hiện tốt công tác này chúng ta cần chú ý đến nhiều hình thức giáo dục thiếu nhi khác nhau. Chúng ta cần tập trung vào vị trí của thiếu nhi trong Hội Thánh, chú ý đến những đặc tính của từng lứa tuổi thiếu nhi khi soạn thảo chương trình giáo dục cho các em, cần dạy cho các em điều gì về Đức Chúa Trời  và về Chúa Giê-xu. Chúng ta cần chú ý đến công tác truyền giáo cho thiếu nhi, và cũng cần biết ở tuổi nào thiếu nhi có thể quyết định tin Chúa.

Khi nghiên cứu bài học này, bạn hãy suy gẫm lời Chúa Giê-xu phán về trách nhiệm của chúng ta đối với thiếu nhi trong Ma-thi-ơ 18:1-6. Chắc chắn những điều Chúa dạy sẽ khích lệ chúng ta hăng hái phục vụ các em.

I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA THIẾU NHI

Thiếu nhi là quà tặng của Đức Chúa Trời  ban cho Hội Thánh. Chúng ta đã thấy Chúa Giê-xu coi các em thiếu nhi là quan trọng thế nào. Hội thánh cần phải nhìn nhận tiềm năng thuộc linh to lớn của các thiếu nhi trong vương quốc Đức Chúa Trời.

Chúng ta hay nói thiếu nhi tương lai của Hội Thánh nhưng chúng  ta lại ít chú ý đến vai trò của thiếu nhi trong hiện tại. Sa-mu-ên đã được trưởng thành từ những ngày thơ ấu hầu việc Đức Chúa Trời  trong đền thờ. Nền tảng đức tin vững chắc đã được gieo trong lòng Sa-mu-ên ngay từ buổi thiếu niên. Những năm tháng đầu tiên của cuộc đời sẽ quyết định sự phát triển trong tương lai về mọi mặt, tinh thần, thể chất, tình cảm và tâm linh. Qua việc giáo dục thiếu nhi, Hội Thánh sẽ thiết lập một nền tảng để sau đó người khác sẽ xây dựng thêm lên. Khi chúng ta xây dựng một toà nhà chúng ta không nhìn thấy nền móng nữa nhưng cả sức mạnh và sự bền vững của toà nhà phụ thuộc vào nền móng đó. Mỗi em thiếu nhi đều có một nền móng. Nhưng nền móng đó có thể là nền móng thiết lập vững vàng trong đức tin nơi Chúa Cứu Thế và các phẩm tính Cơ Đốc Giáo, hoặc xây dựng trong thái độ hoài nghi, vô tín, hoặc những tiêu chuẩn thế gian.

Có một mối liên hệ hỗ tương giữa các thiếu nhi Hội Thánh. Các thiếu nhi cần được Hội Thánh hướng dẫn về mặt thuộc linh và giúp chúng phát triển những tiềm năng được Đức Chúa Trời  ban cho. Ngược lại, Hội Thánh cần các thiếu nhi để có thể hoàn tất sứ mạng của Hội Thánh. Việc các thiếu nhi tiếp nhận Chúa Giê-xu luôn luôn là một niềm phấn khởi và gương mẫu đức tin đối với mọi người. Làm thế nào chúng ta có thể giúp các thiếu nhi có thể phát triển tiềm năng thuộc linh của chúng ta? Trong Ma-thi-ơ 19:14 Chúa Giê-xu dạy "đừng ngăn trở các thiếu nhi”. Vì còn non trẻ nên các thiếu nhi thường hay bị lợi dụng, coi thường hoặc bị làm tổn thương về mặt tình cảm cũng như tâm linh. Chương trình giáo dục cần dùng mọi phương cách để băng bó các vết thương của thiếu nhi. Mặc dù các em thường bị xúc phạm nhưng rất ít khi các em kêu gào sự giúp đỡ. Cần gỡ bỏ những ngăn trở để chúng ta có thể cất đi những gánh nặng trên vai các em. Khi làm như vậy chúng ta giúp các em được tự do trở nên người mà Thượng Đế muốn.

 

II. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA THIẾU NHI LIÊN HỆ ĐẾN CƠ ĐỐC GIÁO DỤC 

Dưới 2 tuổi:

- Thấy và để ý cha mẹ, thầy cô giáo dùng Kinh Thánh.

- Biết Kinh Thánh qua sự tiếp xúc với những người sống với lời Chúa.

- Có thể nghe được những bài hát, truyện tích hay những câu Kinh Thánh đơn giản.

- Bắt đầu biết Kinh Thánh là quyển sách đặc biệt nói về Đức Chúa Trời và Chúa Giê-xu.

- Qua tình thương và sự chăm sóc của người lớn có thể biết được tình thương và sự chăm sóc của Chúa.

- Bắt đầu thấy sự liên hệ giữa tên Chúa Giê-xu với Kinh Thánh.

- Bắt đầu phát triển lòng tin cậy nơi Chúa.

- Bắt đầu biết cầu nguyện.

- Biết Chúa Giê-xu là người dạy về Đức Chúa Trời, giúp đỡ người khác, thương yêu trẻ em.

3-5 tuổi :

- Biết Kinh Thánh là quyển sách quan trọng.

- Biết nghe chuyện tích Kinh Thánh nói về những nhân vật cố gắng sống đẹp lời Chúa.

- Nhận biết những chuyện tích quan trọng nhất trong Kinh Thánh là nói về Chúa Giê-xu.

- Có thể nói và hát những câu Kinh Thánh.

- Thích những sách về chuyện tích Kinh Thánh có hình.

- Quan sát người lớn dùng Kinh Thánh.

- Bắt đầu có cảm giác tuỳ thuộc vào Chúa như là con với Cha.

- Biết hỏi những câu hỏi đơn giản về bản tính của Chúa, sự chết, sự sinh ra...nhưng chưa có thể diễn tả bằng lời những ý tưởng trừu tượng.

- Biết tha thứ và làm hoá với người khác.

- Biết thờ phượng.

6-8 tuổi:

- Bắt đầu biết Kinh Thánh là quyển sách giúp chúng ta biết về Chúa.

- Biết Kinh Thánh có hai phần: Cựu và Tân Ước.

- Bắt đầu hiểu một vài phân đoạn Kinh Thánh.

- Biết học cách để tìm một số phân đoạn Kinh Thánh.

- Nhận biết những chuyện tích và những câu Kinh Thánh nhắc nhở chúng ta yêu thương và chăn sóc nhau.

- Chấp nhận dễ dàng những điều được dạy về Chúa, bắt đầuhỏi nhữngcâu hỏi "tại sao,” "thế nào.” Tuy nhiênchưa thể suy nghĩ bằng lý luận về Chúa và chưa diễn tả những cảm giác bằng lời nói.

- Có thể tự cầu nguyện bằng những câu ngắn.

9-11 tuổi:

- Biết dùng Kinh Thánh trong việc hoạc hỏi và thờ phượng.

- Nhận thức về sự liên hệ giữa lời dạy của Kinh Thánh và mối tương quan với Đức Chúa Trời.

- Tìm hiểu ý nghĩa những phân đoạn Kinh Thánh bằng sự học hỏi và thảo luận.

- Biết sử dụng bản mục lục để tìm những sách trong Kinh Thánh.

- Làm quen với những phần trong Kinh Thánh (Các sách Luật pháp, các sách Phúc Âm...)

- Có thể học để học để biết Kinh Thánh đượchình thành như thế nào.

- Có thể dùng những bản dịch khác nhau trong Kinh Thánh.

- Có thể dùng những sách tham khảo đơn giản để học Kinh Thánh.

- Có thể đặt những câu hỏi sâu hơn về Chúa

- Liên hệ những điều Kinh Thánh dạy với những quyết định điều nào nên làm hay không nên làm.

- Có thể diễn tả những ý tưởng tôn giáo bằng lời nói.

- Biết tìm hiểu về ý nghĩa sự làm môn đồ của Chúa.

(Trích "As Children Grow” an interpretive leaflet, Copyright 1984 by Graded Press).

III. NHỮNG YẾU TỐ CẦN LƯU Ý.

1. Nguyên tắc đồng nhất và sỉ số học viên

Các học viên sẽ dễ liên kết nhau và học hỏi cách hiệu quả khi họ có cùng chung khả năng và nhu cầu với nhau trong một nhóm. Điều này được đặt cơ sở trên nguyên tắc đồng nhất. Chương trình giáo dục của Hội Thánh cần lưu ý đến nguyên tắc này khi thành lập các nhóm . Mặc dù mỗi em có nhịp độ phát triển về thể chất , trí lực , cảm xúc và tâm linh khác nhau nhưng mỗi em đều phải trải qua những giai đoạn phát triển theo cùng một trình tự như tất cả các em khác . Các thầy cô có thể đáp ứng những nhu cầu của học viên nhiều hơn trong một nhóm đồng nhất . Vì thế chúng ta nên chia các em theo những nhóm tuổi sau đây :

Lớp mẫu giáo :                         2và 3 tuổi

Lớp chuẩn bị đến trường :        4 và 5 tuổi

Lớp tiểu học :                           6 , 7 và 8 tuổi

Lớp trung học cấp I:                  9 , 10 và 11 tuổi

 

Một giáo viên có thể hướng dẫn 6 em cho lớp mẫu giáo ; 8 em cho lớp chuẩn bị đến trường ; mười em cho lớp tiểu học ; và 12 em cho lớp trung học cấp I. Số học viên của lớp không được nhiều hơn 20 đến 25 em . Trong trường hợp một lớp chuẩn bị đến trường có 24 em , thì sẻ có một giáo viên và 2 trợ lý . Thanh niên lớn tuổi thường giữ vai trò trợ lý rất tốt .

Để điều hành một nhóm đông học viên , chúng ta có thể chia thành những nhóm nhỏ nếu có một phòng rộng rãi . Cũng có thể sử dụng sân bên ngoài . Cần tìm những cơ sở rộng lớn hơn . Cầu nguyện về vấn đề này và hãy để Thánh Linh hướng dẫn bạn . Hãy làm hết sức mình trong mọi hoàn và tin cậy của Đức Chúa Trời là Đấng sẻ ban cho bạn điều cần thiết

Trong sinh hoạt thiếu nhi, việc chia nhóm các em theo phương thức phát triển đồng nhất có những ích lợi như sau:

a. Mỗi cá nhân trong nhóm có thể chia xẻ được những đặc điểm tương tự.

b. Thầy cô có thể đáp ứng những nhu cầu của học viên.

c. Học tập có hiệu quả hơn trong những nhóm như vậy.

d. Bản thân các em sẽ liên kết với nhau tốt hơn.

2. Các em có thể học hỏi được gì về Đức Chúa Trời?

Có những mức độ hiểu biết phù hợp với từng giai đoạn phát triển của các em. Về phương diện trí năng, các em sẽ tuần tự qua những thời kỳ: tiền nhận thức (từ 2 đến 7  tuổi), khái niệm cụ thể (từ 7 đến 11 tuổi), và khái niệm trừa tượng (từ 11 đến 15 tuổi). Trách nhiệm của thầy cô là giảng dạy chân lý qua một hình thức nào đó mà học viên của mình hiểu được. Thông thường các em ít quan tâm đến việc nghe "Lời Đức Chúa Trời” là vì ngôn ngữ khó quá hoặc khái niệm vượt qúa khả năng hiểu biết của các em. Những khái niệm về Đức Chúa Trời, Chúa Cứa Thế, Thánh Linh, Thánh Kinh, Hội Thánh, cầu nguyện, công dân tốt, quan hệ gia đình, sự phục vụ, truyền bá Phúc Âm.v.v.., các em chỉ có thể hiểu trong một mức độ nào đó. Tuynhiên chúng ta cũng cần nhớ lại nguyên tắc về Kinh Thánh "hàng theo hàng” (Ê-sai 28:10). Đứa trẻ không cần phải biết tất cả chân lý ngay. Chân lý phải được trình bày trong một cách thức có ý nghĩa thành chuỗi nối tiếp nhau qua nhiều năm tháng.

Chúng ta có thể dạy các em về Đức Chúa Trời  và Chúa Giê-xu như sau:

Mẫu giáo

Đức Chúa Trời  yêu thương chúng ta

Chúa Giê-xu muốn trò chuyện với ta

Chúa Giê-xu là một người bạn

Chúa Giê-xu yêu thương chúng ta

Trước tuổi đi học

Đức Chúa Trời  yêu thương ta và những bạn khác

Đức Chúa Trời  luôn nghe lời cầu nguyện

Chúa Giê-xu đến để làm Cứu Chúa

Chúa Giê-xu chết cho ta

Tiểu học

Đức Chúa Trời yêu thương ta, gia đình và bạn hữu ta

Đức Chúa Trời muốn chúng ta cầu nguyện và đọcKinh Thánh mỗi ngày.

Chúa Giê-xu là con của Đức Chúa Trờ và Cứu Chúa.

Chúa Giê-xu muốn cất tội lỗi khỏi đời sống của chúng ta.

Chúa Giê-xu có quyền tha tội.

Trung học cấp I

Đức Chúa Trời yêu thương ta và muốn ta yêu mến Đức Chúa Trời.

Đức Chúa trời luôn đáp lại lời nguyện.

Lời cầu xin được chấp nhận, không chấp nhận hoặc phải chờ đợi.

Chúa Giê-xu chỉ dạy ta biết cách sống cho Đức Chúa Trời, vì cuộc sống thiện hảo của Ngài.

Như chúng ta thấy ở trên, những chân lý dạy cho em không phải là những chân lý dạy cho người lớn. Đứng hơn, đó là những phần của chân lý có thể hiểu được ở mức tuổi của các em. Không có thời kỳ nào trong cuộc đời mà tâm trí con người phát triển mau lẹ bằng thời thơ ấu. Là thầy cô dạy trẻ, chúng ta có một phần trách nhiệm trong việc hình thành tâm hồn các em.

 

IV. TRUYỀN GIÁO THIẾU NHI

1. Truyền giáo cho ai và khi nào?

Mặc dù Kinh Thánh không vạch rõ rằng các thiếu nhi là những tội nhân cần được một Cứu Chúa, nhưng hiển nhiên là các em được bao gồm trong tình trạng tội lỗi chung của nhân loại (xem Rô-ma 3:23; Giăng 14:6; Công vụ 2:38; Rô-ma 10:9). Trong tình trạng đó, đòi hỏi nơi thiéu nhi cũng giống như đòi hỏi người lớn : đó là sự nhận biết và từ bỏ tội lỗi của mình và quay về với Đức Chúa Trời qua đức tin nơi Đấng Christ cứu chuộc loài người. Ơû độ tuổi nào thì một đứa trẻ hiểu được "sự hư mất” hay sự "xa cách Đức Chúa Trời”?  Đó là độ tuổi mà các em dã có hiểu biết (Rô-ma 14:12).

Tuổi hiểu biết các em có thể khác nhau vì sự phát triển trí năng và tinh thần tuỳ theo cách phát triển cá nhân. Trước độ tuổi này thì các em vô tội như các bé chưa sanh ra hay các em được sanh ra ới khuyết tật tâm thần. Chúa Giê-xu đã ví Nước Trời như những đứa trẻ này. Chúng ta tin rằng các em qua đời trước tuổi hiểu biết sẽ được Chúa đối xử độ lượng. Do đó, truyền giảng Phúc Âm trước độ tuổi này sẽ không mang lại kết quả trong việc hoán cải lâu dài vì trẻ còn quá trẻ để hiểu rõ ý nghĩa của tội lỗi, sự công nghĩa và sự xét đoán (Giăng 16:7-12)

2. Truyền giảng như thế nào?

Marjorie E. Soderholm trong quyển "Giải Thích Về Sự Cứu Rỗi Cho Trẻ Em” (Explaining Salvation to Children, Minneapolis, Minnesota: Free Church, 1962,pp. 10-14) đã đưa ra một số đề nghị nhằm giúp các thầy cô giới thiệu Phúc Âm cho các em như sau:

* Thầy cô nên giải thích rõ ràng những khái niệm về tình thương của Đức Chúa Trời, sự cần thiết phải có một Chúa Cứu Thế, ý nghĩa sự chết của Chúa Cứu Thế, sưng tội, sự ăn năn, sự tha thứ, và sự ban cho sự sống vĩnh hằng.

* Thầy cô nên giải thích những thuật ngữ mình sử dụng gồm cả những từ gắn gọn như tội, cứu, và nên dùng cách diễn đạt cho trẻ hiểu được.

* Thầy cô nên trích những câu Kinh Thánh nói đến sự cứu rỗi bnhư Giăng 3:16, Giăng 3:36, Rô-ma 3:23, và Rô-ma 5:6. Thầy cô nên cho em nào có khả năng tự đọc những câu Kinh Thánh và sau đó giải thích cho các em hiểu.

* Thầy cô nên minh hoạ về tính chất đơn sơ của ơn cứu rỗi bằng cách dùng những câu chuyện Kinh Thánh như cuộc trò chuyện giữa Chúa Giê-xu với Ni-cô-đem (Giăng 3); người phụ nữ bên giếng nước (Giăng 4); người què với Phi-ơ-rơ và Giăng (Công vụ 3); Phi-líp và người Ê-thi-ô-pi (Công vụ 8); người cai ngục thành Phi-líp (Công vụ 16).

* Thầy cô phải nhờ cậy vào sự hành động của Thánh Linh để hướng dẫn các em đáp ứng với Phúc Âm, Phúc Âm được trình bày đúng đắn chính thực là lời mời gọi. Các em không nên đáp ứng vì bị áp lực hoặc ngoài ý muốn cốt để làm vui lòng thầy cô. Chỉ có những quyết định tác động bởi Thánh Linh mới chân thật.

* Thầycô nên khuyến khích các em đặt câu hỏi về sự quyết định bước theo Đấng Christ mà các em sắp thực hiện. Câu hỏi của các em phản ánh sự hiểu biết về hiểu biết về ý nghĩa của những việc các em sắp làm. Điều giúp thầy cô cụ thể hoá việc giới thiệu Kinh Thánh của mình.

 

V. NHỮNG HÌNH THỨC GIÁO DỤC.

1. Kể chuyện

Kể chuyện là phương tiện truyền đạt mạnh mẽ. Kinh Thánh áp dụng chuyện kể rất nhiều để giảng dạy những chân lý thiêng liêng. Lớn nhỏ đều ưa thích những chuyện kể trong Kinh Thánh. Tuyện kể thu hút chúng ta, dạy chúng ta chân lý,và giúp chúng ta ghi nhớ chân lý, chẳng hạn chuyện Na-than và Đa-vít (2Sa-mu-ên 12:1-17); Người Con Trai Đi Hoang Trở Về (Lu-ca 15:11-31); Đa-ni-ên (Tất cả những câu chuyện về Đa-ni-ên); Ru-tơ (tất cả về Ru-tơ); Đa-vít và Sau-lơ (Insuline Sa-mu-ên 24 và 26).

a. Hình thành cơ cấu kể chuyện như thế nào?

Truyện kẻ gồm bốn phần chính: giới thiệu, thân bài, cao điểm và kết luận. Phần giới thiệu cho biết ai, lúc nào, ở đâu và những gợi ý cho điều sắp đến. Phần giới thiệu tạo sự chú ý và là điểm khởi đầu của câu chuyện. Thân bài là phần khai triển câu chuyện, gồm những hành động và tình tiết. Phần cao điểm đánh dấu đỉnh cao của các hành động và cho biết nguyên do của câu chuyện, đồng thời cho biết những lý do thật sự của những hành động của các nhân vật. Phần kết luận đúc kết câu chuyện và giải thích về những nhân vật chính yếu. Trong những câu chuyện kể cho các em, phần kết phải thoả đáng và dễ hiểu.

b. Lựa chọn các chuyện kể cho các em

Với bất cứ mục đích nào của bài học đưa ra, chúng ta cần lựa chọn một câu chuyện mà các em ưa thích. Cần tìm hiểu các em để biết các em thích những câu chuyện nào. Có thể tìm hiểu các em bằng cách chuyện trò với các em, đi du ngoạn với các em, ăn uống chung với các em, cầu nguyện với các em, thăm viếng các em tại nhà hoặc tại trường. Qua những knh nghiệm này, chúng ta sẽ biết phải lựa chọn và kể những câu chuyện nào mà các em ưa thích.

c. Những đề nghị cho việc kể chuyện có hiệu quả.

Phải chắc chắn rằng câu chuyện đáp ứng được những mục tiêu của bài học. Không nên kể chuyện đơn thuần là để giải trí nhưng phải đạt được mục đích. Truyện kể phải thích hợp với lứa tuổi của các em để các em có thể nghe chuyện hiểu được. Bạn có thể thực tập kể chuyện trước giờ dạy. Nên nhớ rằng việc kể chuyện có hiệu quả là một nghệ thuật bạn có thể phát triển được qua việc thực tập. Lắng nghe khi người khác kể chuyện và rút ưu khuyết điểm cho họ. Quan sát xem giọng nói, nét biểu lộ trên mặt, và cử động của thân thể vì những điều này có tác dụng trên câu chuyện. Chẳng hạn, bạn không thể kể một câu chuyện vui với nét mặt u buồn được.

2. Sử dụng Kinh Thánh

Chúng ta đã thảo luận về nội dung và phương pháp trong bài học 3 và 4, nhưng cần muốn nhấn mạnh một lần nữa là các nhà giáo dục Cơ Đốc cũng phải quan tâm đến phương pháp dạy Kinh Thánh như là quan tâm về nội dung giảng dạy. Nội dung và phương pháp luôn gắn bó với nhau. Chúng ta đã xét đến những vấn đề như làm cách nào để các em hiểu được ngôn ngữ Kinh Thánh, làm cách nào để lựa chọn nội dung cho phù hợp, làm cách nào để nhớ được Kinh Thánh, và làm cách nào để có một lòng trung kiên đối với lời của Đức Chúa Trời. Đây là những vấn đề thuộc về phương pháp giảng dạy. Điều chúng ta nhấn mạnh ở đây là chúng ta sử dụng Kinh Thánh như thế nào cũng quan trọng như chúng ta dạy điều gì từ Kinh Thánh.

3. Âm nhạc

Giá trị của âm nhạc trong việc giáo dục các em.

Con người được tạo dựng để ca tụng Đức Chúa Trời. Có lẽ con người có thể ca ngợi Chúa tốt nhất qua âm nhạc, trẻ em khắp mọi nơi đều thích âm nhạc. Các em thích ca hát. Âm nhạc có giá trị trong việc giáo dục các em vì nhiều lý do. Trước hết âm nhạc tạo không khí vui tươi khiến các em thích tham gia các giờ nhóm lại và thờ phượng Đức Chúa Trời của Hội Thánh.

Âm nhạc cò là một phương tiện giáo dục tốt. Thường thì với một bài hát chúng ta dạy được nhiều hơn bất cứ phương tiện nào khác. Do đó những bài hát dành cho các em phải được tuyển chọn kỹ lưỡng về giá trị nội dung. Âm nhạc cũng có giá trị về việc truyền bá Phúc Âm. Khi âm nhạc lôi cuốn một đứa trẻ vào một buổi nhóm họp cũng sẽ giúp các em tiếp xúc trực tiếp với Phúc Âm. Âm nhạc sống động và nhằm gợi ca Đức Chúa Trời sẽ giúp chúng ta truyền bá Phúc Âm cho những trẻ hư mất cách hiệu quả.

Âm nhạc cũng tạo nên những trạng thái khác nhau, thời gian tập trung chú ý của các em nhỏ ngắn ngủi - từ 10 đến 15 phút và tăng lên với lứa tuổi. Những bài hát được chọn và sắp xếp kỹ lưỡng sẽ tạo nên sự phong phú cho bài học cũng như giúp nhấn mạnh đến đề tài được giảng dạy. Và sau hết, âm nhạc làm cho học sinh tham dự vào bài học, vào tiến trình giảng dạy và học hỏi một cách tự nhiên. Ngoài việc giúp học sinh tham dự vào bài học, âm nhạc còn làm cho trẻ cảm thấy mình là một thành phần trong nhóm.

Âm nhạc trong công tác giáo dục thiéu nhi ở Hội Thánh.

Âm nhạc có thể được sử dụng trong nhiều sinh hoạt giáo dục cho các em như Trường chúa nhật, buổi nhóm thiếu nhi, a đoàn thiếu nhi, lớp Thánh Kinh mùa hè, truyền giáo thiếu nhi, hướng đạo thiếu nhiv.v... Chúng ta cần nhấn mạnh đến ca đoàn. Ca đoàn không phải là hình thức mới mẻ nhưng đã từng là một phần di sản phong phú của Hội Thánh qua hàng ngàn năm. Cần có những bài hát phù hợp với lứa tuổi các em chứ không phải các em hát những bài viết cho người lớn.

Ca đoàn thiêud nhi không chỉ đem lại lợi ích cho Hội Thánh nhưng đồng thời cũng đem lại lợi ích cho chính các em:

·        Ca đoàn giúp các em truyền bá Phúc Âm cho các bạn khác

·        Ca đoàn là phương diện giảng dạy và sự thờ phượng

·        Ca đoàn giúp để phát triển tinh thần

·        Ca đoàn tạo cơ hội cho các em phục vụ

Tóm lại các ca đoàn thiếu nhi cũng như các hình thức giáo dục âm nhạc khác đem lại những lợi ích lâu bền và những phần thưởng vĩnh hằng.

VI. GIỜ THỜ PHƯỢNG THIẾU NHI

Chúng ta đã đề cập đến các yếu tố giảng dạy, mục tiêu, nội dung, và phương pháp học. Bây giờ chúng ta tập trung vào việc thờ phượng Đức Chúa Trời mà công tác giảng dạy cần hướng đến. Theo quan điểm của các nhà giáo dục Cơ Đốc thì cho các em tham dự các buổi thờ phượng thiếu nhi là cách chuẩn bị tốt nhất cho các em tham dự giờ thờ phượng chung với người lớn

1. Thờ phượng thiếu nhi là gì?

Buổi thờ phượng thiếu nhi được lập ra  cho lứa tuổi chuẩn bị đến trường và lứa tuổi cấp tiểu học (tuổi từ  4 đến 8). Các em tuổi mẫu giáo còn quá non nớt để hưởng lợi ích của buổi nhóm nhiếu nhi, còn các em lớp trung học cấp 1 thì đã lớn đủ để có thể tham dự giờ thờ phượng dành cho người lớn. Giờ thờ phượng thiếu nhi được tổ chức cùng một lúc với giờ thờ phượng dành cho người lớn sẽ tạo thêm lợi ích là cho phép các bậc cha mẹ thờ phượng Chúa không bị các con của họ quấy rầy.

Buổi thiếu nhi cũng bao gồm tất cả những việc như buổi thờ phượng của người lớn: hướng dẫn đến chỗ ngồi, đọc Kinh Thánh, hát ca ngợi Chúa, âm nhạc đặc biệt, dâng hiến, thông báo, làm chứng, cầu nguyện, và bài giảng. Nguyên tắc ở đây là giúp cho các em thực tập việc thờ phượng bằng cách để chính các em tham dự vào việc thờ phượng. Buổi thờ phượng thiếu nhi do người lớn điều khiển và phối hợp thì khác hẳn với giờ thờ phượng dành cho người lớn vì trong buổi nhóm thiếu  nhi nhiều phần thường có tính chất dạy dỗ. Thí dụ như người lãnh đạo có thể hỏi: "Tại sao chúng ta dâng hiến?” hay "cầu nguyện là gì?” Sau giờ các em thờ phượng nên có những sinh hoạt có người giám sát cho các em khi buổi nhóm của người lớn chấm dứt.

2. Những điều cần nhớ khi soạn bài giảng cho thiếu nhi

- Bài giảng cho thiếu nhi phải thật sự là bài giảng, nghĩa là công bố Phúc Âm (dạy về Kinh Thánh)chứ không phải là một bài dạy luân lý.

- Nên nhớ là bài giảng thiếu nhi cho thiếu nhi. Những câu chuyện thường ngày và sứ điệp Phúc Âm cần nối kết cách thế nào để các em có thể hiểu được. Lời Chúa cần được trình bày bằng những từ ngữ, hình ảnh quen thuộc để trở nên gần gũi với kinh nghiệm của các em và thích hợp với từng lứa tuổi.

- Khi kể chuyện cần tôn trọng các em, tránh cười nhạo các em. Cười là điều cần thiết, nhưng là cươi vui với các em chứ không phải cười chế nhạo.

- Cần cho các em thấy rằng các em được Chúa và Hội Thánh yêu thương chăm sóc.

- Bài giảng cần được soạn thế nào để các em có thể tham dự vào, chẳng hạn nêu câu hỏi để các em trả lời, kích thích các em bày tỏ cảm xúc hồn nhiên của trẻ con.

- Người giảng có  sáng tạo, trình bày tự nhiên,  nhiệt tình sẽ làm cho bài giảng trở nên sinh động, hấp dẫn đối với các em.

- Những câu hỏi kích thích các em suy nghĩ và bày tỏ cảm xúc sẽ giúp các em tham gia tích cực hơn trong lúc giảng. Chẳng hạn câu hỏi mở đầu "Các em làm gì khi biết có cơn bão sắp tới?” sẽ đưa đến nhiều câu trả lời lý thú hơn là những câu hỏi chỉ cần trả lời "có " hay "không”.

- Sử dụng nghệ thuật kể chuyện để truyền đạt Lời Chúa cho các em. Nên dùng trợ huấn cụ liên hệ đến để gây thích thú và giúp các em nhớ lâu.

- Giáo dục trẻ em thì công tác đầy thích thú và ích lợi lâu dài. Hy vọng bạn sẽ được khích lệ với những điều bạn đã học được qua bài học này.

 

 

 

CÂU HỎI

1.     Cho biết vị trí và vai trò của thiếu nhi trong mối liên hệ với Hội Thánh. Xin nêu lên một trong những phương cách mà chương trình giáo dục của Hội Thánh có thể giúp thiếu nhi tăng trưởng thuộc linh.

2.     Xin cho biết ý kiến của bạn về việc sử dụng Kinh Thánh để dạy các em. Theo bạn, những nguyên nhân nào khiến các em thiếu quan tâm đến việc lắng nghe Lời Chúa? Làm cách nào bạn có thể giúp các em quan tâm đến việc học hỏi Kinh Thánh?

3.     Theo bạn, một bài giảng cho thiếu nhi cần có những đặc điểm nào? Khi soạn một bài giảng cho thiếu nhi  chúng ta cần dựa vào những nguyên tắc nào?

4.     Trong việc giới thiệu Phúc Âm cho các em, những điều nào chúng ta cần giải thích rõ ràng? Vào tuổi nào thì chúng ta nên dạy các em về công cuộc cứu chuộc của Chúa Cứu Thế?  Vào tuổi nào thì các em có thể được tái sanh?


Top