Reader
Trang Đầu | Mục Lục | << Bài 7 | Bài 9 >>

Bài 8

CƠ ĐỐC GIÁO DỤC CHO THANH THIẾU NIÊN

I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA THANH THIẾU NIÊN

Một nửa dân số thế giới ở lứa tuổi 20. Như tất cả mọi người, thanh thiếu niên cũng cần đến Chúa Cứu Thế. Họ là những người khát khao tìm kiếm chân lý và có ước muốn sống theo một lý tưởng nào đó. Cùng với lòng khao khát sự độc lập, thanh thiếu niên thường đối diện với những khủng hoảng trong cuộc sống. Aùp lực từ mọi phía xui họ chọn lựa những tiêu chuẩn thế gian này vì những tiêu chuẩn thánh thiện của Đức Chúa Trời. Nếu chúng ta không đem Phúc Âm đến với thanh thiếu niên, chắc chắn họ sẽ theo đuổi những thứ khác để tìm cách thoả mãn những khao khát của tâm hồn và có nguy cơ đi vào con đường tội lỗi.

Kinh Thánh xem tuổi thanh thiếu niên là thời kỳ có ý nghĩa Trong cuộc sống của từng cá nhân. Tiên tri Giô-ên đã nói về việc Thánh Linh đổ tràn trên người trẻ cũng như người già (Giô-ên 2:28). Nhiều phong trào của thanh niên đã thay đổi dòng lịch sử. Chủ nghĩa Marxist và những phong trào truyền giáo lớn trên thế giới đều là những phong trào của Thanh niên. Đa số những quyết định đến với Chúa Cứu Thế được thực hiện trong lứa tuổi 12 đến 21.

Thanh thiếu niên là thời kỳ thay đổi lớn trong đời người. Trước hết, sự thay đổi có thể nhận ra nhất là sự thay đổi về thể chất. Các cô gái trẻ trở nên phụ nữ và các cậu con trai thành những người đàn ông.

Sự thay đổi về nhận thức cũng xảy ra. Thanh thiếu niên suy xét từ cụ thể đến trừu tượng. Điều này được biểu hiện  trong việc các thanh thiếu niên thường tỏ ra quan tâm đến sự hiện hữu và bản thể của Đức Chúa Trời . Do đó thanh niên thường là thời kỳ mâu thuẫn giữa "đứa bé người lớn” và "người lớn trẻ con” ở trong cùng một thân xác kề bên nhau.

Phát triển đạo đức xảy ra đồng thời với phát triển tài năng. Phát triển đạo đức có liên quan đến sự hoà hợp với những tiêu chuẩn về hành vi đúng. Thanh thiếu niên phải chọn lựa rất nhiều giữa những hành động đúng và sai.

Sự tăng trưởng thuộc linh là một tiến trình bắt đầu với việc tái sinh (II Cô-rinh-tô 5:17) và tiếp tục cho đến khi thân xác sẽ bị hư nát (rô-ma 12:1-2; Ê-phê-sô 4:22-24; Co-lô-se 3:10). Chúng ta đang dần dần dứt bỏ con người cũ và mặc lấy con người mới. Tiến trình này được xem như sự thánh hoá. Khi nào chúng ta cảm thấy mất kiên nhẫn với thanh thiếu niên, chúng ta phải nhớ rằng Đức Chúa Trời  vẫn còn đang hoàn tất công việc của Ngài trong cuộc đời họ.

Đời sống thuộc linh của chúng ta không phát triển biệt lập nhưng phát triển trong bối cảnh cộng đồng Cơ Đốc (Công Vụ 2:42-47; Ê-phê-sô 4:11-16). Chúng ta cần được quan tâm trong tình bằng hữu Cơ Đốc. Điều này đặc biệt quan trọng trong lứa tuổi thanh niên khi các giá trị được dạy dỗ lúc còn bé hoặc sẽ được tiếp thu hoặc sẽ bị loại bỏ. Đó là lý do tại sao bối cảnh xã hội của tuổi trẻ có thể làm cho thanh niên lựa chọn những giá trị tốt hay xấu.

Qua những chương trình giáo dục thanh thiếu niên, họ có cơ hội để nhận biết lời giải đáp của Kinh Thánh trong việc tìm kiếm chân lý. Qua các chương trình thanh thiếu niên Hội Thánh có thể biểu lộ sự quan tâm đến nhu cầu đặc biệt của thanh thiếu niên và kết nối họ trong đời sống Hội Thánh. Chương trình thanh thiếu niên cũng cho phép họ tiếp xúc với những bạn khác phái một cách lành mạnh.

Sau đây chúng ta cần tìm hiểu những đặc điểm khác biệt giữa thiếu niên và thanh niên để có thể có phương cách giáo dục thích hợp.

 

THIẾU NIÊN (Youth, Teenager)

Thiếu niên là lứa tuổi từ 12 đến 18, lứa tuổi giữa trẻ con và người lớn. Họ không phải trẻ con cũng không phải người lớn!

A. Văn hoá thiếu niên (Youth Culture):

Văn hoá được hiểu như là những thói quen, lối sống, niềm tin, hệ thống giá trị, hình thức tư tưởng của một nhóm người hay một dân tộc trong một thời điểm nào đó.

I. Đặc điểm: Văn hoá thiếu niên có những đặc điểm như sau:

1. Về thói quen: thích cảm giác mạnh, thích liều lĩnh, sống cho hiện tại hơn là suy nghĩ về quá khứ hay tương lai, không suy nghĩ chín chắn về những hậu quả của việc làm.

2. Về niềm tin: có khuynh hướng lý tưởng hoá những nhân vật nổi tiếng (ca sĩ, tài tử xi-nê, các nhà thể thao)thành những khuôn mẫu. Niềm tin của các thiếu niên còn cạn cợt, ít sâu sắc.

3. Về hệ thống giá trị: Thường chịu áp lực, ảnh hưởng của bạn bè đồng lứa tuổi (peer pressure), ý kiến bạn bè quan trọng hơn cha mẹ.

4. Về lối suy  nghĩ: Thường có những mâu thuẫn trong lối suy nghĩ, chẳng hạn tuổi thiếu niên thường thích vui đùa nhưng ít khi thấy thoả mãn, hạnh phúc, thích tìm sự tự do nhưng bao giờ cũng cảm thấy bị ràng buộc, thích di chuyển nhưng chẳng biết đi đâu. Tư tưởng, suy nghĩ của lứa tuổi này thường mơ hồ, lẫn lộn.

II. Phương pháp giáo dục:

Với lứa tuổi thiếu niên, Cơ Đốc Giáo Dục  cần:

1. Khai triển một triết lý giáo dục vững vàng đặt nền tảng trên Kinh Thánh, nhấn mạnh đến những yếu tố tạo thành văn hoá của lứa tuổi này (youth culture).

2. Phát huy những khía cạnh tích cực của lứa tuổi này. Người lớn không cần biến mình thành những thiếu niên nhưng cần tìm hiểu văn hoá (thói quen, niềm tin, hệ thống giá trị, lối suy nghĩ) lứa tuổi này để tìm một nội dung và phương pháp phù hợp.

3. Tìm hiểu văn hoá của lứa tuổi này trong môi trường hay khu vực đang sống, vì văn hoá thay đổi theo từng môi trường, từng khu vực

B. Đặc điểm tuổi Thiếu Niên:

Lứa tuổi thiếu niên thường được chia thành hai giai đoạn, từ 12 đến 14 tuổi (junior high), 14 đến 18(senior high). Lứa tuổi này có một số đặc điểm như sau:

II. Thể xác

1. Đặc điểm:

-         Thể xác phát triển nhanh chóng khiến các em có vẻ lúng túng.

-         Các em thích trang điểm, sửa soạn quần áo.

-         Cảm giác và bản năng tình dục phát triển và thường các em trai mạnh hơn các em gái.

2. Nguyên tắc giáo dục

-         Chấp nhạn cho các em trang điểm sửa soạn (nhưng đừng thái quá).

-         Chấp nhận tình trạng thể xác các em (thường tỏ ra vụng vè, lọng cọng) vì đây là cách Chúa sáng tạo. Xem Thi 139:13-16.

-         Hướng dẫn các em về thái độ đối với thân xác. Rôma 12: 1-3; 1 Cor 6:19.

-         Giúp các em quan niệm thân xác như là phương tiện để thờ phượng Chúa.

II. Trí tuệ

1. Đặc điểm

-         Chưa phân biệt rõ giữa cái thực và cái tưởng tượng.

-         Đặc điểm giàu óc tưởng tượng từ thời thơ ấu vẫn còn lưu lại.

-         Có khuynh hướng thích phê bình, chỉ trích vì khả năng nhận thức trừu tượng, tính độc lập (không muốn lệ thuộc người khác) phát triển trong khi thiếu kinh nghiệm.

-         Thích tò mò, tìm hiểu, lý luận với những câu hỏi Cái gì? Tại sao? Thế nào? Các em thiếu niên lớn (Senior high) có khả năng nhận thức trừu tượng sắc bén hơn nên thích thảo luận hay tranh luận các vấn đề, thích suy nghĩ độc lập và thường thách thức những quan niệm có sẵn.

2. Nguyên tắc giáo dục:

-         Giúp các em phân biệt giữa sự phê bình chỉ trích và sự đánh giá, nhận xét chân thành.

-         Dùng khả năng suy luận và đặt vấn đề của các em vào phương pháp giáo dục.

-         Thành thật về khả năng hiểu biết mình.

III. Xã Hội

1. Đặc điểm:

-         Có nhu cầu tiếp xúc với xã hội bên ngoài như kết bạn, sinh hoạt cộng đồng.

-         Muốn được người khác để ý, muốn được chấp nhận, muốn được người khác thấy và thừa nhận những thành quả.

-         Khó vào khuôn khổ hoặc sống kỷ luật vì sự chấp nhận của xã hội (người khác) được coi là có giá trị hơn những tổ chức khuôn mẫu có thẩm quyền (nhà trường, gia đình, Hội Thánh...)

-         Các em có khuynh hướng độc lập, muốn tự quyết định khiến cha mẹ gặp nhiều khó khăn trong việc dạy dỗ con cái.

-         Tình bạn phát triển sâu đậm, đặc biệt các thiếu niên lớn bắt đầu biết tán tỉnh.

-         Dễ đồng hoá với bạn bè trong nhóm, nhất là cách ăn mặc,sử dụng ngôn ngữ...

-         Các em thiếu niên lớn muốn được nổi tiếng, muốn lãnh đạo người khác, nhất là giữa các em cùng lứa.

-         Có lòng quan tâm đến những người trong hoàn cảnh khó khăn.

2.Nguyên tắc giáo dục:

-         Cung cấp tin tức dữ kiện, giải thích, làm gương để giúp các em có một thái độ xã hội đúng đắn trên nền tảng Kinh Thánh.

-         Chấp nhận con người các em, không nhất thiết là chấp nhận hành động.

-         Trình bày về Chúa Giê-xu như là mẫu người lý tưởng, gương mẫu trong nếp sống tương quan xã hội (với người khác)

IV. Cảm xúc:

1. Đặc điểm:

-         Các em thiếu niên nhỏ có cảm xúc bất thường vì sự phát triển các tuyến trong cơ thể, phản ứng của cảm xúc thường thay đổi nhanh chóng, thiếu tự chủ.

-         Các em thiếu niên càng lớn càng có khả năng tự chủ mạnh hơn.

-         Thường phản ứng bằng hành động (chẳng hạn rút lui, đánh đấm...) hơn là bằng lời nói.

-         Chủ quan trong việc đánh giá người khác.

-         Các em thường dễ chán và bỏ cuộc nếu không được khích lệ

-         Các em thiếu niên thường có khuynh hướng quỵ ngã, tự đánh giá cao về mình hơn thực sự.

-         Nhu cầu cảm xúc lớn nhất là cần được chấp nhận, nếu không sẽ đưa đến mặc cảm tự ti.

2.     Nguyên tắc giáo dục

-         Tìm hiểu và nhận định phản ứng cảm xúc của các em theo từng lứa tuổi. Người hướng dẫn (thầy giáo hay cha mẹ) cần tỏ sự trưởng thành, chững chạc về phương diện cảm xúc của chính mình.

-         Chia xẻ lời dạy của Kinh Thánh về vấn đề tình cảm, tình dục, tình yêu, cảm xúc...

-         Dành thì giờ gần gũi với các em để tìm hiểu những nhu cầu cảm xúc của các em để đáp ứng hoặc hướng dẫn.

V. Tâm linh

1. Đặc điểm

-         Nhận thức và đáp ứng những vấn đề tâm linh khác nhau đối với từng em.

-         Vì chưa trưởng thành về nhận thức nên các em thiếu niên lớn vẫn còn lẫn lộn, chưa phân biệt được rõ ràng giữa cái đúng và cái sai.

-         Các em thiếu niên lớn bắt đầu hoài nghi về những vấn đề tâm linh và muốn đặt câu hỏi tại sao, thế nào.

-         Vì có khuynh hướng lý tưởng hóa nên thường đòi hỏi một Cơ-đốc giáo chân chính và thực tế.

-         Muốn thách thức, tra vấn về mặt tâm linh.

3.     Nguyên tắc giáo dục:

-         Giúp các em khai triển những nguyên tắc Kinh Thánh và tập tành sự tin kính.

-         Sống với các em và làm gương mẫu về đời sống tâm linh.

THANH NIÊN (Youth Adult)

Thanh niên là lứa tuổi từ 18 đến 35. Đây là lứa tuổi của những quyết định có ảnh hưởng suốt cả đời sống. Mặc dầu những quyết định  trong tuổi thanh niên sau này có thể chuyển hướng nhưng có ảnh hưởng rất lâu dài trên đời sống cá nhân. Trong lứa tuổi này các bạn trẻ có những lựa chọn và quyết định quan trọng như sau:

1.     Quyết định về đức tin: Khi bắt đầu cuộc sống độc lập cũng bắt đầu tự quyết định về vấn đề đức tin.

2.     Quyết định về hôn nhân: chọn nếp sống độc thân hay lập gia đình, chọn người bạn đời.

3.     Quyết định về ngành học và nghề nghiệp: có những mơ ước tương lai.

4.     Quyết định về những mối tương quan xã hội: hội đoàn, câu lạc bộ, nhà thờ, các sinh hoạt trong các ban, các nhóm...

Đối với lứa tuổi thanh niên, Cơ Đốc Giáo Dục  cần nhấn mạnh đến việc hướng dẫn các bạn có một quyết định đúng đắn trong vấn đề niềm tin, nghề nghiệp, hôn nhân, xã hội. Ngoài sự cứu rỗi ra, có lẽ hôn nhân là quyết định quan trọng nhất của thanh niên. Giáo dục để chuẩn bị hôn nhân là điều cần thiết vì thanh niên cần chân lý Thánh Kinh hướng dẫn trong việc lựa chọn người bạn đời.

 

NHỮNG HÌNH THỨC GIÁO DỤC THANH NIÊN

Trong một cuộc thăm dò thực hiện cách đây vài năm, với gần 1000 thanh niên thường xuyên đi nhà thờ, khi được hỏi về mục đích hay ước muốn của học trong việc đi nhà thờ, những câu trả lời thường là:

-         Để có mối liên hệ mật thiết hơn với Đức Chúa Trời 

-         Để dự những buổi nhóm nơi đó tôi nhận ra sự hiện diện của Đức Chúa Trời 

-         Để học nói lên niềm tin của tôi một cách tự nhiên và thông minh.

-         Để nhận sự hướng dẫn về ý muốn của Đức Chúa Trời  cho cuộc sống.

-         Để học cách kết bạn và trở nên một người bạn

-         Để tìm thấy ý nghĩa và mục đích trong đời sống.

-         Để được chấp nhận trong một nhóm mà mọi người thật sự quan tâm đến người khác.

-         Để được tự nhiên hơn khi tôi đến với những người khác.

-         Để học cách giao tiếp với những thành viên khác phái tính.

-         Để học hỏi những quan điểm Cơ Đốc về phái tính, hẹn hò và hôn nhân

-         Để phát triển khả năng quan tâm yêu mến những người khác hơn.

Cuộc thăm dò này cho thấy thanh niên ước muốn điều gì và đồng thời cũng cho thấy cấp lãnh đạo học hỏi được nhiều như thế nào khi lắng nghe Thanh niên. Những câu trả lời này có thể được phân loại theo năm hình thức giáo dục cho Thanh niên, đó là truyền bá Phúc Âm, học Kinh Thánh, thờ phượng, phục vụ Cơ Đốc, và dự bị hôn nhân.

 

TRUYỀN BÁ PHÚC ÂM

Truyền bá Phúc Âm là kết quả của việc thờ phượng, sự giảng dạy và sự thông công. Nói cách khác, sự quan tâm đến người khác và việc truyền bá Phúc Âm bắt nguồn từ mối liên kết thật sự với Đức Chúa Trời  và Hội Thánh của Ngài (Công 2:42-27). Việc truyền bá Phúc Âm xuất phát từ mối thông công lành mạnh. Không có những "con đường tắt” cho việc truyền bá Phúc Aùm, vì thế chúng ta cần phải tiến hành từ một nền tảng vững mạnh.

Thanh niên cần được huấn luyện đặc biệt trong việc truyền bá Phúc Âm. Không   phải tất cả thanh niên đều quan tâm đến việc làm chứng. Do đó, những người lãnh đạo thanh niên nên hướng nỗ lực của mình vào lĩnh vực này cho những ai quan tâm đến. Chọn lựa một nhóm để huấn luyện kỹ lưỡng về những điều căn bản của nếp sống Cơ Đốc , phát triển mối thông công, cầu nguyện, và cách làm chứng. Dùng phương thức nhóm nhỏ hay nếu có cơ hội, chia thành nhiều đôi. Đây là cacùh thức Chúa Giê-xu huấn luyện môn đồ của Ngài (Ma-thi-ơ 10:1, 5:20; Luca 10:1).

Những người lãnh đạo thanh niên cần phải đối phó với những nan đề liên quan đến việc làm chứng. Những nan đề bao gồm việc không có năng lực để làm chứng, sợ bị chế giễu, không biết cách thực hiện, thiếu tiếp cúc với những người chưa tin Chúa... Giải quyết được những vấn đề này, thanh niên sẽ quan tâm hơn đến việc truyền bá Phúc Âm.

Nhiều phương cách khác nhau có thể được dùng trong việc truyền bá Phúc Âm. Chẳng hạn những buổi nhóm ngoài trời, thăm viếng, những ca đoàn đi đây đó, trình diễn âm nhạc, phim Kinh Thánh, những trung tâm thanh niên, quán giải khát, họp mặt cuối tuần, nhóm học Kinh Thánh, diễn đàn trong đại học, nhóm cầu nguyện. Nhiều thanh niên Cơ Đốc cảm thấy dễ chịu khi làm chứng  cho  trẻ em hơn là làm chứng cho những người đồng trang lứa. Có rất nhiều cơ hội để làm điều này. Họ phải được khuyến khích và huấn luyện để tận dụng những cơ hội này.

 

HỌC KINH THÁNH

Học Kinh Thánh có thể thực hiện trong nhiều cách, nhưng chúng ta cần chú tâm và nhóm nhỏ, thân mật. Những nhóm nhỏ khi được giới hạn không quá 20 người sẽ trở thành thân mật, thời gian và địa điểm họp mặt dễ uyển chuyển. Các nhóm nhỏ thường được hướng dẫn do một người được chỉ định bởi Mục sư hay ban Cơ Đốc Giáo Dục  của Hội Thánh. Những đề tài học tập và những sinh hoạt nhóm thường do các nhóm tự hoạch định và điều hành. Những nhóm học tập này nhằm hướng dẫn đời sống thuộc linh, xây dựng đức tin, phát triển việc học tập tốt và noi theo những gương mẫu đạo đức, đề ra một mục đích để sống, tạo mối thông công vô điều kiện, tạo những cơ hội gặp gỡ và tiếp xúc với những người khác giới tính trong một khung cảnh lành mạnh, và giúp thanh niên trở nên những gì Đức Chúa Trời  muốn nơi họ.

 

THỜ PHƯỢNG

Trong Giăng 4:23-24, cóhai điều kiện để thờ phượng đúng đắn mà Chúa Giê-xu đã nói, đó là "trong Thánh Linh và trong Chân Lý”. Điều kiện thứ nhất "trong Thánh Linh” đòi hỏi người thờ phượng ý thức rằng thờ phượng bản chất là thuộc về tâm linh. Chính tâm linh của chúng ta tương giao với Đức Chúa Trời  là Thần. Phương diện tâm linh của việc thờ phượng buộc chúng ta phải có thái độ hay trạng thái tinh thần đúng đắn. Điều kiện thứ nhì "trong Chân Lý” nói lên nội dung của việc thờ phượng. Chân Lý giúp chúng ta thấu hiểu bản chất và phẩm tính của Đức Chúa Trời  để chúng ta biểu lộ lòng sùng kính và biết ơn Ngài. Trong khi điều kiện thứ nhất gắn liền với việc chúng ta đến với Đức Chúa Trời  bằng cách nào, thì điều kiện thứ  nhì nói đến chúng ta làm gì khi đến với Đức Chúa Trời. Thanh niên có khả năng thực hiện hai điều kiện này.

Chúng ta cần nhấn mạnh rằng Thanh niên nên tham dự giờ thờ phượng chung cũng như giờ thờ phượng dành cho Thanh niên. Giờ thờ phượng của thanh niên khác với buổi nhóm thiếu nhi về mức độ cần có sự giám sát và hướng dẫn trực tiếp, và khác với buổi nhóm dành cho người lớn vì có sự tham gia và kết hợp của cử toạ nhiều hơn. Sau đây là một số đề nghị cho việc thực hiện chương trình thờ phượng của Thanh niên.

1. Phối hợp nhiều yếu tố thờ phượng.

Điều này có thể được hoàn thành bằng cách chọn lựa một đề tài được nói đến trong lời cầu nguyện khai lễ, đọc Kinh Thánh, âm nhạc, và bài giảng. Một đề tài như thế sẽ làm tăng thêm hiệu quả việc thờ phượng, đồng thời sẽ làm cho diễn tiến trôi chảy hơn. Hãy nhờ chính Thánh Linh là Đấng phối hợp tuyệt hảo. Ngài muốn ghép những mãnh rời hợp lại với nhau trong một tổng thể có ý nghĩa.

2. Nhấn mạnh đến phương diện thờ phượng hướng thượng.

Chúng ta đặt trọng tâm và Đức Chúa Trời  . Ngài là trung tâm để thờ phượng. Buổi thờ phượng của thanh niên không phải là buổi thực tập thờ phượng nhưng là sự thờ phượng đích thực. Chúng ta cần nhớ rằng tất cả việc thờ phượng là chuẩn bị cho chúng  ta về những thực tại vĩnh cửu.

3. Chuẩn bị thận trọng.

Các buổi nhóm nên trù tính ít nhất trước một tuần lễ để các thanh niên phụ trách buổi nhóm có thời gian chuẩn bị. Dĩ nhiên, điều quan trọng trong việc chuẩn bị là cầu nguyện. Chúng ta cầu nguyện cho mỗi buổi nhóm xin Thánh Linh hành động trong mỗi tiết mục và trong mỗi đời sống.

4. Khuyến khích tham dự:

Thờ phượng không phải là chỉ đến để quan sát. Hãy làm cho mọi người tham dự vào càng nhiều cách càng tốt. Abraham Lincoln, Tổng Thống Hoa kỳ vào thời kỳ đầu, đã một lần mô tả chính quyền là "bởi dân, vì dân, của dân”. Cũng  vậy buổi thờ phượng thanh niên phải được điều khiển bởi thanh niên, dành cho thanh niên và bao gồm thanh niên.

5. Bao gồm sự đa dạng.

Ở đây chúng ta xét đến sự đa dạng của các hình thức buổi sinh hoạt và sự phân bổ trách nhiệm. Cần giữ cho giờ thờ phượng sống động. Khuyến khích nhiều người khác chia xẻ lời chứng, luân phiên đọc Kinh Thánh, sử dụng nhiều người phụ trách âm nhạc, mời nhiều diễn giả thuyết trình, tạo cơ hội cho người đến dự chọn lựa một vài bài hát.

6. Cố vấn sinh hoạt Thanh niên

Trách nhiệm của huấn luyện viên không phải là tự anh ta chơi trò chơi nhưng là giúp đỡ những người khác chơi. Anh ta dẫn dắt bằng cách hướng dẫn từ bên ngoài, không tham dự vào. Đây là phương thức lãnh đạo của cố vấn thanh niên. Phương thức này thật sự cho thấy có nhiều ảnh hưởng hơn là hình thức lãnh đạo trực tiếp.

 

PHỤC VỤ CƠ ĐỐC

Phục vụ Cơ Đốc là một yếu tố quan trọng về giáo dục thanh niên. Điều này liên quan trực tiếp đến việc truyền giáo và sự hầu việc Chúa. Chúng ta không thể nói về điểm này mà không đề cập đến hai điểm kia. Chẳng hạn như, một lãnh vực của sự hầu việc Chú là dâng tiền để yểm trợ những chương trình truyền giáo. Nhưng Kinh Thánh cho thấy rõ rằng sự hầu việc Chúa trong ý nghĩa rộng lớn nhất là dâng đời sống cho Chúa. Do đó, sử dụng thời giờ, tài năng và tiền bạc của mình là ba thành phần cơ bản của sự hầu việc Chúa. Đây cũng là những thành phần cơ bản cho việc phục vụ Cơ Đốc và truyền giáo.

Trước hết những người cố vấn hay bảo trợ thanh niên phải quan tâm đến việc truyền giáo. Họ phải yểm trợ toàn bộ chương trình truyền giáo của Hội Thánh.

Thứ nhì, Hội Thánh phải lo việc giáo dục truyền giáo thông qua những sinh hoạt của Hội Thánh như trường Chúa nhật, các nhóm thanh niên, và những nhóm thiếu niên khác.

Thứ ba, Hội Thánh nên nhấn mạnh rằng phục vụ truyền giáo là đầu phục ý muốn của Đức Chúa Trời  cho dù phục vụ ở quê nhà hay xứ người. Thanh niên cần được khích lệ để tận hiến cuộc sống mình cho Đấng Christ và luôn luôn sẵn sàng phục vụ Ngài.

Thứ năm, phải nỗ lực làm cho Thanh niên chú tâm đến những sinh hoạt truyền giáo trong khu vực, làng mạc, hoặc khu phố tại địa phương của họ.

Và sau hết, chúng ta phải bảo đảm rằng thanh niên hiểu rõ động cơ thúc đẩy thật sự để truyền giáo là đưa những người hư mất đến với Đấng Christ. Chúng ta tham gia truyền giáo vì tình yêu Đức Chúa Trời  ban cho đối với những người hư mất. Tình cảm tự tôn hoặc thương hại không phải là thái độ của chúng ta trong việc quan tâm đến truyền giáo.

Một số công tác phục vụ cho các nhóm Thanh niên có thể kể ra như sau:

a,Trong Hội Thánh địa phương.

Phụ giúp lau dọn sạch sẽ Hội Thánh

Phụ giúp Mục sư những việc lao động cá nhân để ông ta có thời giờ hơn cho giáo dục.

Phụ giúp các thầy cô trong buổi nhóm thiếu nhi

Giúp đỡ sửa chữa và bảo trợ cơ sở Hội Thánh.

Giúp đỡ thiết lập hoặc phụ giúp trong nhà trẻ Hội Thánh.

Thành lập một ca đoàn Thanh niên

Tài trợ một chương trình giáo dục truyền bá Phúc Âm do Thanh niên thực hiện

Tài trợ đề án truyền giáo do Hội Thánh chỉ định

Chuẩn bị truyền đạo đơn và những bích chương cho Hội thánh

Cung cấp âm nhạc  cho các buổi nhóm

Thăm viếng những người mới đến với Hội Thánh

b,Ngoài Hội Thánh địa phương

Thực hiện các công tác trong lao tù, bệnh viện,hay trường học

Gia nhập vào chiến dịch quét dọn cộng đồng

Phục vụ với tư cách người tư vấn hay nhân sự trong một trại Thanh niên.

Thành lập một toán truyền giáo và đi một vòng địa hạt hay tiểu bang của bạn.

c, Trong và ngoài Hội Thánh địa phương

Khởi sự lớp học Kinh Thánh trong khu vực

Phân phát giấy mời đến dự những buổi nhóm đặc biệt

Giúp đỡ khởi sự công tác trong những vùng không có Hội Thánh.

Phụ  giúp trong lớp Kinh Thánh hè của Hội Thánh.

Phụ giúp lau dọn sạch sẽ và sửa chữa những Hội Thánh khác.

Thăm viếng, giúp đỡ những người già, giúp chuyên chở họ đến Hội Thánh.

Giúp thực phẩm, quần áo cho những nạn nhân thiên tai, hoả hoạn...

 

DỰ BỊ HÔN NHÂN

Có lẽ không có đề tài nào làm cho Thanh niên thích thú hơn là đề tài nói về tình yêu, chọn người bạn đời, và hôn nhân. Đây là điều rất tự nhiên. Lựa chọn người bạn hôn nhân đem lại những kết quả quan trọng trong đời sống. Hầu hết niềm an ủi và hạnh phúc trần thế của một người sẽ được quyết định qua sự lựa chọn người bạn hôn nhân của người đó. Lời Đức Chúa Trời  nói đến rất nhiều về đề tài này. Thanh niên không nên đợi cho đến một vài tuần trước đám cưới của họ để nghe Lời Đức Chúa Trời  nói gì về hôn nhân. Thanh niên có rất nhiều câu hỏi liên quan đến sự tỏ tình, chọn người bạn đời, và hôn nhân. Nếu chúng ta chịu bỏ thời gian ra với họ, trả lời các câu hỏi của họ, và nói lên mối quan tâm của họ, thì họ sẽ được phước hạnh, Hội Thánh sẽ được ích lợi, và vương quốc của Đức Chúa Trời  sẽ được mở rộng. Những câu hỏi sau đây sẽ giúp các bạn thanh niên tìm hiểu về vấn đề này.

1.     Kinh Thánh nói gì về những người tin Chúa lập gia đình với người không tin?

2.     Giả như bạn không thích sự lựa chọn của cha mẹ về người bạn đời thì sao?

3.     Việc chúc phước của cha mẹ quan trọng như thế nào?

4.     Bạn có nên lập gia đình với người mà cha mẹ không bằng lòng?

5.     Những đức tính nào tôi nên tìm kiếm ở người bạn hôn nhân?

6.     Người bạn nào tôn nên tìm hiểu?

7.     Trong thời kỳ tán tỉnh chúng ta nên đi đâu?

8.     Đến mức độ nào chúng ta nên hạn chế việc chuyện trò tán tỉnh để dành thời giờ cho sinh hoạt thanh niên.

9.     Trong những điều kiện nào một nam một nữ có thể gặp nhau một mình?

10.                 Điều gì tạo thành một hôn nhân và gia đình Cơ Đốc?

11.                 Việc tìm hiểu có thể bắt đầu vào tuổi nào?

12.                 Việc tìm hiểu nên kéo dài bao lâu?

13.                 Tuổi nào tốt nhất để lập gia đình?

14.                 Tôi có nên chờ đợi đến khi xong việc học vấn mới lập gia đình?

15.                 Người Cơ Đốc có nên chọn sống độc thân không?

16.                 Một đám cưới công khai trước Hội Thánh cần thiết như thế nào?

 

CÂU HỎI

1. Những câu Kinh Thánh sau đây nói gì về thanh thiếu niên?

Thi thiên 71:5, 17; Thi thiên 119:9; Châm ngôn 5:18; Truyền Đạo 11:9;Truyền  đạo 12:1; Giô-ên 2:28; Công vụ 2:17; I Ti-mô-thê 4:12; Tít 2:4.

2. Sự tăng trưởng thuộc linh liên quan đến điều gì? Tại sao cộng đồng Cơ Đốc là môi trường cần thiết cho sự tăng trưởng thuộc linh?

3. Mô tả phương pháp huấn luyện cho việc truyền bá Phúc Âm mà Chúa Giê-xu sử dụng. Cho biết vài phương thức thanh niên có thể sử dụng để truyền bá Phúc Âm cho người khác?

4. Những cầu hay phân đoạn Kinh Thánh dưới đây nói gì về hôn nhân? Xin tóm tắt các ý chính. Ê-phê-sô 4:17-32; Châm ngôn 31:10-31; Icô-rinh-tô 7:1-7’ Ma-thi-ơ 19:10-12; Ê-phê-sô 5:21-64 ; Itê-sa-lô-ni-ca 2:7,11; Iphi-e-rơ 3:1-7; Ê-phê-sô 6:1-3; Phục truyền 5:16; Châm ngôn 1:8; 6:20; 23:22; II Cô-rinh-tô 6:14; Hê-bơ-rơ 13:4; Ma-thi-ơ 19:3-6.


Top